Di sản – Bảo tồn

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích Lịch sử nghệ thuật Chùa thôn Đông

Ngày 24/3/2024, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị trấn Tây Đằng (Ba Vì) tổ chức lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích Lịch sử nghệ thuật Chùa thôn Đông.

Chùa thôn Đông sau khi được tu bổ, tôn tạo

Chùa thôn Đông (hay còn được gọi là Linh Sơn Tự) được khởi dựng vào khoảng thế kỷ 18. Chùa ra đời do sự hằng tâm, hằng sản, lòng mộ đạo của Nhân dân, bằng sự giáo lý, tư tưởng về sự luân hồi, giác ngộ, khuyến thiện của Đạo Phật, chùa thôn Đông đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp cho cộng đồng dân cư Tây Đằng nói chung, Nhân dân trong thôn Đông nói riêng. Đây là nơi thờ Phật và trở thành trung tâm văn hoá, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của Nhân dân.

Đại biểu cắt băng khánh thành công trình
Tiết mục văn nghệ tại lễ khánh thành

Chùa có diện tích gần 1.300 m2, có kiến trúc kiểu chữ Đinh, gồm các hạng mục kiến trúc như: Tam quan, gác chuông, tiền đường 1 gian, 2 chái, thượng điện, nhà mẫu, nhà khách. Chùa thôn Đông được công nhận di tích Lịch sử Nghệ thuật cấp thành phố năm 2020.
Trải qua biến cố của thời gian chùa đã xuống cấp. Năm 2022, được sự quan tâm của UBND huyện Ba Vì, chùa đã được khởi công xây dựng, nguồn vốn là 40 tỷ đồng. Gồm có các hạng mục Tam quan 2 tầng, 8 mái đao, kết hợp treo Chuông và treo Khánh ở hai bên. Nhà có hệ kết cấu chung cột, hệ thống cấu mái, hệ cửa đi bức bàn bằng gỗ Lim. Mái lợp mũi hài. Tảm Bảo, nhà có mặt bằng chữ Đinh. Công trình nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà bếp và ăn, nhà vệ sinh, Am hoá vàng. Sau hơn một năm thi công, công trình đã được hoàn thành.

Chùa thôn Đông được xây dựng, hoàn thành theo đúng tiến độ

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Đinh Hải Bình – Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Phó Chủ tịch HĐND huyện chúc mừng nhân dân thôn Thôn Đông đã có được ngôi chùa khang trang, bề thế. Để tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn nói chung và di tích lịch sử nghệ thuật chùa thôn Đông nói riêng, đồng chí đề nghị Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Tây Đằng cần có kế hoạch cụ thể để gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Di tích lịch sử nghệ thuật chùa thôn Đông; gìn giữ, phát huy tốt nhất các công trình, hạng mục của ngôi Chùa. Đặc biệt, thông qua các thiết chế văn hóa, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi tầng lớp Nhân dân đặc biệt là các thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước của ông cha ta nhằm bồi dưỡng khơi dậy tình yêu quê hương đất nước tự hào dân tộc củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, động viên thế hệ trẻ tích cực tham gia và xây dựng vào công cuộc đổi mới xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế quản lý và bảo vệ di tích. Thường xuyên tổ chức kiểm kê, bảo quản di vật, đồ thờ trong di tích. Thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích theo đúng quy định của Nhà nước; Tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống tại địa phương theo đúng quy định, phát huy hơn nữa những truyền thống, phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phương.

BV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *