Với tình cảm, tâm huyết dành cho Thủ đô, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Dân vận T.Ư, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông Vũ Oanh và PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ – nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đều tâm đắc cho rằng, Đại hội Đảng bộ TP […]
Với tình cảm, tâm huyết dành cho Thủ đô, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Dân vận T.Ư, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông Vũ Oanh và PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ – nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đều tâm đắc cho rằng, Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII vừa qua đã xác định được vai trò của nguồn tài nguyên trí tuệ, văn hóa.
Đây được coi là điểm tựa, nguồn lực chủ yếu để xây dựng các chiến lược cho phát triển, đổi mới sáng tạo của Thủ đô.Văn kiện, nhân sự – hai yếu tố làm nên thành công của Đại hộiLà những người tham gia góp ý trực tiếp vào Dự thảo văn kiện trình Đại hội XVII Đảng bộ TP, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông Vũ Oanh và PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ đều cho rằng, thành công của một Đại hội được đánh giá trên 2 yếu tố chủ yếu: Văn kiện và nhân sự. Với Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, hai nội dung này đều đạt được kết quả tốt đẹp.
Đồng diễn nghệ thuật tại phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Công Hùng
|
Văn kiện Đại hội đã được chuẩn bị khoa học, công phu, chu đáo. Điều đó thể hiện ở việc ngay từ rất sớm, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng Chương trình Nghiên cứu khoa học trọng điểm số 20 với 8 đề tài gắn với việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ TP, nhiệm kỳ 2015 – 2020 và định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển tại Đại hội XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và những năm sắp tới làm cơ sở cho xây dựng các văn kiện trình Đại hội. Các văn kiện trình Đại hội XVII đã được tổ chức lấy ý kiến góp ý kỹ lưỡng. Chủ đề Đại hội cũng thể hiện được khát vọng phát triển, đổi mới sáng tạo và xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại của Đảng bộ, Nhân dân Hà Nội.“Nhờ cách thức tổ chức bài bản, chu đáo nên các số liệu, luận cứ, đưa ra tại văn kiện và nhận định, đánh giá, đề xuất nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, giải pháp chủ yếu, chỉ tiêu chính đều bảo đảm được tính khoa học, khả thi. Ngay chủ đề Đại hội XVII đã cho thấy không chỉ phản ánh, bao quát nhu cầu phát triển của Hà Nội mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác Hồ với Hà Nội, đó là vai trò “gương mẫu” và “đoàn kết”. Có thể nói văn kiện Đại hội XVII đã kết tinh, kế thừa các Đại hội trước và đáp ứng được yêu cầu mới. Đó là yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và khơi nguồn đổi mới sáng tạo, bắt trúng mạch quyết tâm, khát vọng của Hà Nội” – PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ chia sẻ.Về nhân sự, có thể nói, kết quả đạt được là sự sàng lọc kỹ càng từ cơ sở. Đây cũng thực sự là một cuộc sinh hoạt chính trị, đợt siết chặt lại kỷ cương của Đảng để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, vì nước, vì dân. Các gương mặt mới trong Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII gồm nhiều cán bộ trẻ, kỳ vọng sẽ có thể đáp ứng được niềm tin yêu của cán bộ, đảng viên, Nhân dân TP.Tăng tỷ trọng đóng góp GDP trong lĩnh vực văn hóaNhận định về tầm nhìn, định hướng chiến lược để phát triển Hà Nội thời gian tới, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông Vũ Oanh cho rằng, tầm nhìn của Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII đã được xác định rất rõ trong Nghị quyết Đại hội. Ngoài ra, Hà Nội được UNESCO tôn vinh là “Thành phố vì hòa bình” năm 1999. Đến tháng 10/2019, Hà Nội được UNESCO chính thức ghi danh vào Mạng lưới các Thành phố sáng tạo.“Khi UNESCO tôn vinh Hà Nội là Thành phố sáng tạo, chúng ta ngầm hiểu họ khuyến nghị Hà Nội vươn tới thực hiện 2 mục tiêu. Thứ nhất, phải phát huy tài nguyên trí tuệ con người. Trong tài nguyên con người, tài nguyên trí tuệ cực kỳ đặc biệt. Bởi mọi tài nguyên được khai thác đều dần cạn kiệt, riêng tài nguyên trí tuệ nếu biết khai thác thì càng dồi dào. Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa, có nguồn tài nguyên trí tuệ con người dồi dào nhất cả nước nên phải làm được điều này. Thứ hai, UNESCO khuyến nghị Hà Nội phải lấy văn hóa làm trọng, coi văn hóa là điểm xuất phát, trung tâm, động lực. Theo tôi, làm bất kỳ điều gì Hà Nội cũng phải nghĩ tới văn hóa, yếu tố văn hóa” – đồng chí Vũ Oanh chia sẻ.Đồng quan điểm với ý kiến này, PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ cho biết, chính vì tầm quan trọng của văn hóa đối với Hà Nội như thế nên khi Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy trước thềm Đại hội XVII Đảng bộ TP, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, Đảng bộ Hà Nội cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn nữa vị trí, vai trò, trách nhiệm của Thủ đô đối với cả nước. Ở Hà Nội kinh tế có thể nằm trong tốp đầu nhưng văn hóa dứt khoát phải dẫn đầu. Theo PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, Hà Nội có thể tận dụng tất cả để đưa tỷ lệ GDP trong đóng góp của công nghiệp văn hóa nói riêng và văn hóa nói chung ngày càng tăng trong tỷ trọng GDP của Thủ đô. Để làm được thì Hà Nội cần tạo cơ chế cho các DN và đơn vị sản xuất, kinh doanh sáng tạo, phát triển văn hóa.
Công nghiệp văn hóa mới chỉ đóng góp khoảng 3,7% cho GDP của
Hà Nội nhưng dư địa để phát triển ngành này vẫn còn rất lớn. Đó là văn hóa làng nghề, văn hóa ẩm thực; các dạng, loại hình thiết kế, biểu diễn nghệ thuật; âm nhạc, phim ảnh, truyền thông… |
Theo kinhte&dothi.vn
http://kinhtedothi.vn/lay-van-hoa-lam-diem-tua-de-xay-dung-chien-luoc-phat-trien-thu-do-402570.html