Tin tức - Sự kiện

Lễ khai hội truyền thống chùa Tây Phương năm 2017

Sáng ngày 01/4/2017 (tức ngày mùng 05 tháng 03 năm Đinh Dậu), tại di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã tổ chức lễ khai hội truyền thống chùa Tây Phương năm 2017. Dự Lễ khai hội có đồng chí Trần Đình Cảnh- Phó ban Tổ chức Thành ủy […]

Sáng ngày 01/4/2017 (tức ngày mùng 05 tháng 03 năm Đinh Dậu), tại di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã tổ chức lễ khai hội truyền thống chùa Tây Phương năm 2017. Dự Lễ khai hội có đồng chí Trần Đình Cảnh- Phó ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội; đại diện Sở Văn hóa Thể thao; Sở Du lịch Hà Nội; Ban trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội; đại diện lãnh đạo các quận, huyện trên địa bàn Thành phố. Đại biểu huyện Thạch Thất có đồng chí Nguyễn Doãn Hoàn- Thành ủy viên- Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch HĐND huyện, đồng chí Trần Đức Nguyên- Phó bí thư – Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí nguyên là lãnh đạo chủ chốt huyện qua các thời kỳ, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo UBND, UBMTTQ huyện, các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ huyện; thủ trưởng các cơ quan, ban ngành đoàn thể; lãnh đạo các xã, thị trấn, cùng đông đảo bà con nhân dân trong huyện và du khách thập phương về dự hội.

Đồng chí Trần Đức Nguyên – Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất phát biểu tại Lễ khai hội chùa Tây Phương

Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương có tên là Sùng Phúc tự. Chùa được xây dựng trên đỉnh núi Câu Lậu, có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, có nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tượng phật tiêu biểu bậc nhất nước ta. Tương truyền rằng Chùa có từ thế kỷ thứ III, qua thời gian tồn tại đã được tu sửa nhiều lần. Đến thời Tây Sơn – Nguyễn Quang Toản(1793-1802) được xây dựng lại như hiện nay. Chùa được xây dựng theo kiểu chữ Tam với hai tầng tám mái lợp ngói mũi hài, các góc đao cong gắn tứ linh mềm mại, trên góc tường có cửa sổ tròn mang biểu trưng của đạo phật. Trong chùa có 62 tượng phật làm bằng gỗ mít được tạo tác công phu, tinh xảo, có nghệ thuật điêu khắc độc đáo. Tiêu biểu là các pho Tuyết Sơn, Bát Bộ Kim Cương, 18 vị La Hán…đã hội tụ và tạo nên ấn tượng thẩm mỹ sâu đạm về nền nghệ thuật điêu khắc cổ truyền Việt Nam. Chùa Tây Phương đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt và bộ tượng Phật giáo thời Tây Sơn tại chùa được công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Màn biểu diễn trống hội

 Năm 2017, Lễ hội chùa Tây Phương được tổ chức trong 02 ngày từ ngày 01 và 02/4/2017 (tức từ ngày mùng 5 và 6 tháng ba năm Đinh Dậu). Đến với lễ hội chùa Tây Phương, ngoài vãn cảnh chùa, du khách còn được thưởng thức các tiết mục văn hóa, văn nghệ đặc sắc của địa phương như múa rối nước, biểu diễn trống hội…cùng nhiều trò chơi dân gian, hiện đại khác. Để lễ hội được tổ chức thành công, các ngành chức năng của huyện Thạch Thất đã chú trọng đến công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ban quản lý di tích cũng đã bố trí địa điểm phục vụ công tác sơ cấp cứu và xây dựng các phương án phòng chống ùn tắc giao thông nhằm phục vụ tốt cho du khách thập phương về trẩy hội.

Múa rối nước

 Ngay sau lễ khai hội, các đồng chí lãnh đạo các sở, huyện, các xã, thị trấn cùng với các tăng ni, phật tử và du khách thập phương đã làm lễ dâng hương, nghi lễ thả chim phóng sinh tại di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương.

 Văn Thông  

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *