Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở huyện Ứng Hòa được triển khai, thực hiện […]
Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở huyện Ứng Hòa được triển khai, thực hiện . Qua đó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy.
Công tác tuyên truyền đã được tăng cường triển khai kịp thời tới các địa phương, đơn vị, động viên được đông đảo mọi giới, mọi lứa tuổi tích cực tham gia phong trào. Nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động của Nhà Văn hóa, thể thao các thôn, xã, thị trấn và hoạt động của các đội thông tin tuyên truyền từ huyện tới cơ sở. Công tác xây dựng Gia đình văn hóa được xác định là yếu tố hàng đầu trong việc xây dựng các mô hình văn hóa khác, là tiền đề quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Cuộc vận động Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa hiện nay đang được kế thừa và phát triển mạnh mẽ hơn trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, Đô thị văn minh, góp phần xây dựng mô hình văn hóa thật sự chất lượng, hiệu quả, hình thức đa dạng, nội dung phong phú. Huyện đã chỉ đạo thực hiện các hoạt động nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Ban chỉ đạo huyện đã tham mưu với UBND huyện tổ chức hội nghị niểu dương, khen thưởng 56 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc trên địa bàn huyện; lựa chọn 03 gia đình văn hóa tiêu biểu của huyện đề nghị Thành phố biểu dương khen thưởng tại Hội nghị Liên hoan, gặp gỡ các gia đình văn hóa tiêu biểu thành phố Hà Nội; kịp thời động viên và nhân rộng mô hình các gia đình văn hóa tiêu biểu. Hệ thống CLB gia đình văn hóa, CLB phòng chống bạo lực gia đình ở các xã, thị trấn đã được duy trì hoạt động và phát triển nhân rộng. Thông qua đó giáo dục các thành viên tiếp thu giá trị chân, thiện, mỹ; ngăn ngừa những tác động tiêu cực đến tính bền vững của gia đình trong cơ chế thị trường, hướng tới xây dựng Người Ứng Hòa – Hà Nội thanh lịch, văn minh. UBND, BCĐ các xã, thị trấn trong huyện đã chú trọng đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng Gia đình Văn hóa bằng việc tuân thủ chặt chẽ quy trình đăng ký, bình xét và công nhận danh hiệu Gia đình Văn hóa theo đúng quy chế của Thành phố. Năm 2017 toàn huyện có 48.825/53.832 hộ đạt Gia đình Văn hóa tương đương 90,7%. Phong trào xây dựng Làng văn hóa là nội dung chính trong tiến trình xây dựng Nông thôn mới, công tác xây dựng đã được huyện hết sức chú trọng trong quá trình thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Năm 2017, UBND huyện đã ra Quyết định công nhận 05 làng đạt danh hiệu Làng Văn hóa lần đầu, 07 làng đạt Làng Văn hóa lần 2 giai đoạn 2015 – 2017 và 01 tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; công nhận danh hiệu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa cho 04 cơ quan, 07 đơn vị và 01 doanh nghiệp. Tính đến năm 2017 toàn huyện đã có 113/137 làng đạt danh hiệu Làng văn hóa, đạt tỷ lệ 82,48%; 3/5 tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa, đạt 60%; 104/151 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa tương đương 68,87%.
Lễ cưới tập thể ”Người Ứng Hòa – Xây dựng nét đẹp văn hóa cưới”
Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội: Tổ chức việc cưới trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Đặc biệt sau khi thực hiện Chỉ thị 11/CT-TU của Thành ủy Hà Nội đã có chiều hướng tích cực trong các tầng lớp nhân dân. Nhiều đám ăn hỏi và lễ cưới được tổ chức trong một ngày để tiết kiệm thời gian và chi phí, không mở nhạc quá 22h, không dùng thuốc lá tiếp khách, trang phục cô dâu, chủ rể phù hợp với truyền thống dân tộc. Với tổng số đám cưới trong năm 2017 là 1.359, trong đó có 905 đám cưới thực hiện theo nếp sống văn minh. Trong năm 2016 và 2017 Phòng Văn hóa, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và Liên đoàn Lao động huyện đã phối hợp tổ chức Lễ cưới tập thể – Người Ứng Hòa xây dựng nét đẹp văn hóa cưới tại trung tâm huyện và xã Trung Tú đạt kết quả tốt; tiêu biểu như các xã Đồng Tân, Trung Tú, Đông Lỗ, Đại Cường… Việc tổ chức tang lễ trên địa bàn huyện được thực hiện và triển khai có hiệu quả theo đúng định hướng: Trang nghiêm, tiết kiệm, đậm tình nghĩa. Hầu hết các thôn làng đã thành lập Ban tổ chức lễ tang thống nhất quy trình, nghi thức phù hợp với điều kiện của địa phương, ít tốn kém, thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng khi gặp khó khăn hoạn nạn. Lễ tang được tổ chức đơn giản, không kéo dài nhiều ngày, số lượng ăn uống ngày cảng giảm. Các hủ tục trong tang lễ như lăn đường, khóc mướn, chơi cờ bạc đã giảm đáng kể. Năm 2017 toàn huyện có 391/1.122 đám tang được hỏa táng; tiêu biểu các xã thực hiện tốt là Hòa Phú, Hòa Xá, Viên An, Viên Nội với tỷ lệ đám tang được hỏa táng trên 60%; một số xã như Đồng Tân, Kim Đường ngoài hỗ trợ của Thành phố, UBND xã cũng quan tâm hỗ trợ thêm để khuyến khích nhân dân thực hiện. Trong tổ chức lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng được thực hiện nghiêm túc theo Thông tư 15/2015 của Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch và văn bản Hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong các hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo nơi thờ tự của thành phố. Với 64 lễ hội truyền thống và lễ hội của đạo Thiên chúa, cùng hàng trăm lễ hội của các thôn, làng trong huyện diễn ra quanh năm và tập trung nhiều nhất vào dịp đầu tháng giêng… Hầu hết các lễ hội có phần lễ và hội được kết hợp hài hòa, đảm bảo giữ vững ANTT trên địa bàn. Công tác xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh được Ban chỉ đạo huyện tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu theo Kế hoạch số 18/2016/KH-HU của Huyện ủy đã đề ra và chủ động xây dựng tham mưu kế hoạch phát triển văn hóa, TDTT định hướng 2020. Qua 01 năm thực hiện Quy tắc ứng xử của UBND thành phố Hà Nội, đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền trong huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả; nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện quy tắc ứng xử được nâng lên; góp phần thiết thực xây dựng Người Ứng Hòa – Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Để tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nhằm phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nông thôn mới; Trong năm 2018, Ban chỉ đạo huyện tập trung chỉ đạo duy trì tổ chức kiểm tra việc giữ vững các danh hiệu văn hóa; đổi mới phương thức và tăng cường công tác tuyên truyền; tăng cường sự phối hợp giữa các địa phương, đơn vị và các thành viên BCĐ huyện; thường xuyên quan tâm đầu tư, củng cố, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở; đồng thời thực hiện xã hội hóa một cách rộng rãi trong xây dựng các thiết chế và tiến hành các hoạt động văn hóa; tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, nhân điển hình, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng. Phấn đấu năm 2018 huyện ta có 91% số hộ đạt và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa; 83,94% số làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng Văn hóa; Tổ chức kiểm tra, bình xét và công nhận lại từ 5 – 10 làng văn hóa lần 2; thêm 01 tổ dân phố được công nhận tổ dân phố văn hóa (đạt 4/5 tổ tương đương 80%); 2 – 4 xã được công nhận Xã đạt chuẩn Văn hóa Nông thôn mới; 7 – 10 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; Xây dựng mô hình điểm tổ chức hoạt động Nhà Văn hóa thôn, tổ dân phố cho 6 thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện theo Đề án số 01/2017 của UBND huyện; hỗ trợ 11 Nhà Văn hóa các thôn, làng, tổ dân phố mua sắm trang bị, thiết chế văn hóa cơ sở thực hiện theo Đề án số 05/2016 của UBND huyện về Nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Ứng Hòa giai đoạn 2016 – 2020./.
Thanh Tú
Theo Trung tâm Thông tin Triển lãm