Vừa qua, Đoàn công tác của quận Hà Đông gồm đại diện lãnh đạo một số phòng, ban, đơn vị của quận; Hiệp hội làng nghề dệt Vạn Phúc (phường Vạn Phúc); Hiệp hội làng nghề Mộc Thượng Mạo (phường Phú Lương) đã tham gia hoạt động xúc tiến du lịch làng nghề tại thành phố Bảo Lộc.
Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu quanh năm mát mẻ, thuận lợi cho nghề trồng dâu, nuôi tằm phát triển. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Bảo Lộc có khoảng 350 ha dâu, năng suất bình quân đạt 25 – 30 tấn lá dâu/ha/năm. Sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ở nhiều thị trường như: Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan…Bảo Lộc là địa chỉ để các nhà đầu tư, các làng nghề trong nước đến giao lưu, trao đổi và hợp tác phát triển ngành tơ lụa.
Vừa qua, Đoàn công tác của quận Hà Đông gồm đại diện lãnh đạo một số phòng, ban, đơn vị của quận; Hiệp hội làng nghề dệt Vạn Phúc (phường Vạn Phúc); Hiệp hội làng nghề Mộc Thượng Mạo (phường Phú Lương) đã tham gia hoạt động xúc tiến du lịch làng nghề tại thành phố Bảo Lộc.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất tơ tằm giữa Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc với Hiệp hội dâu tằm tơ Việt Nam.
Tại đây, Đoàn công tác ký kết biên bản ghi nhớ với 3 đơn vị về việc cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất tơ tằm giữa Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc với Hiệp hội dâu tằm tơ Việt Nam, Công ty Cổ phần dâu tằm tơ Việt Nam, Công ty TNHH tằm tơ Minh Tuyết. Tiếp đó, Đoàn công tác của quận Hà Đông đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm về tơ lụa tại Công ty TNHH tơ tằm Minh Tuyết; quy trình sản xuất tơ và quy trình trồng dâu nuôi tằm tại Công ty dâu tằm tơ Việt Nam; tham quan phòng trưng bày các sản phẩm tơ lụa Vạn Phúc (Hà Đông) tại tỉnh Lâm Đồng. Chuyến đi có ý nghĩa giúp quận Hà Đông có thêm kinh nghiệm xúc tiến hoạt động du lịch làng nghề, góp phần phát triển hơn nữa sản phẩm lụa Vạn Phúc (Hà Đông).
Văn Anh
Theo Trung tâm Thông tin Triển lãm