Thủ tục Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật

Thủ tục Thủ tục Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật
Trình tự thực hiện
1 Mục đích:

Quy định trình tự tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục cho tổ chức/công dân có yêu cầu công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật

2 Phạm vi:

Áp dụng đối với thủ tục công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật.

Cán bộ, công chức thuộc phòng Quản lý di sản, các phòng ban/cơ quan liên quan thuộc Sở Văn hóa và Thể thao chịu trách nhiệm thực hiện và kiểm soát quy trình này.

3 Nội dung quy trình
3.1 Cơ sở pháp lý
  1.   Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001;

2.   Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12ngày 18/6/2009;

3.   Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;

4.   Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia;

5.   Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ về việc đơn giảm hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

6.   Quyết định 1057/QĐ-UBND ngày 13/3/2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2019, lĩnh vực: Nội vụ, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Giáo dục và Đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội.

7.   Quyết định 01/2022/QĐ-UBND, ngày 11/01/2022 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở VHTT Hà Nội (khoản 5 điều 2 về lĩnh vực Di Sản Văn hóa);

8.   Quyết định số 3684/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa năm 2022 thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

9.   Quyết định số 2852/QĐ-UBND ngày 23/5/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực văn hóa, thể thao và gia đình thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội.

3.2 Thành phần hồ sơ Bản chính Bản sao
  1. Đơn đề nghị thẩm định và làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2b ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia); được sửa đổi, bổ sung theo Nghi quyết số 78/NQ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ về việc đơn giảm hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bỏ các nội dung địa chỉ, số chứng minh thư; thay bằng: Số định danh cá nhân x  
  2. Hồ sơ hiện vật, gồm:

– Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia);

– Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số;

– Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa);
– Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật;

– Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.

x  
3.3 Số lượng Hồ sơ
  04 bộ: 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân lập hồ sơ; 03 bộ hồ sơ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị công nhận bảo vật quốc gia theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.
3.4 Thời gian xử lý hồ sơ
  Thời gian thực hiện tại thành phố Hà Nội:

– Trong thời hạn 29 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và Hồ sơ hiện vật, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tổ chức thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao quyết định việc gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

(Trong đó thời gian giải quyết công việc tại UBND Thành phố là 10 ngày)

3.5 Nơi tiếp nhận và trả kết quả
  Bộ phận Một cửa – Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội – 47 Hàng Dầu, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
3.6 Lệ phí
  Không
3.7 Quy trình xử lý công việc
TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/kết quả
B1 Tiếp nhận, kiểm tra đầu mục hồ sơ:

– Nếu hồ sơ không hợp lệ, hướng dẫn TCCD hoàn thiện theo quy định

– Nếu hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ ghi giấy biên nhận hẹn trả kết quả. Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn thẩm định

Tổ chức/công dân

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

½ ngày Thành phần hồ sơ theo mục 3.2

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả

B2 Thẩm định hồ sơ: Cán bộ thụ lý hồ sơ căn cứ các văn bản pháp quy, quy định, hướng dẫn…tiến hành thẩm định:

– Nếu hồ sơ không đủ điều kiện cần giải trình và bổ sung thêm. Cán bộ thụ lý thông báo cho tổ chức/công dân biết (qua bộ phận một cửa) để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ lý do

– Trường hợp, đạt yêu cầu tiến hành bước tiếp theo

Cán bộ thụ lý hồ sơ 4½ ngày  

 

 

B3 Lập tờ trình thẩm định sơ bộ kèm theo hồ sơ trình lãnh đạo phòng xem xét Cán bộ thụ lý hồ sơ 01 ngày  
B4 Kiểm tra hồ sơ, tờ trình:

– Nếu hồ sơ phù hợp, ký xác nhận tính hợp pháp hồ sơ trình lãnh đạo Sở ra quyết định thành lập hội đồng thẩm định

– Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu chuyển lại cán bộ thẩm tra (nêu rõ lý do)

Lãnh đạo phòng QLDS 01 ngày Hồ sơ trình

Tờ trình

B5 Lãnh đạo Sở xem xét và ký quyết định thành lập hội đồng thẩm định Lãnh đạo Sở 01 ngày Quyết định thành lập hội đồng
B6 Phòng QLDS thông báo lịch họp và chuyển tài liệu tới các thành viên hội đồng để xem xét Cán bộ thụ lý hồ sơ 09 ngày Thông báo lịch họp
B7 Tổ chức họp hồi đồng thẩm định theo điều 4 thông tư 13/2010/TT-BVHTTDL Hội đồng thẩm định 12 ngày Biên bản họp

Danh mục hiện vật

B8 – Lập biên bản kèm theo danh mục hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật chuyển các cấp có thẩm quyền xem xét

– Hoàn thiện hồ sơ theo góp ý của Hội đồng

B9 Sở Văn hóa, Thể thao quyết định việc gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch UBND Thành phố. Giám đốc Sở VHTT 10 ngày  

Văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan

B10 UBND Thành phố xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng BVHTTDL Lãnh đạo UBND Thành phố 10 ngày
B11 Lưu hồ sơ theo dõi Phòng QLDS Giờ hành chính Sổ theo dõi hồ sơ
4. Biểu mẫu
  1. Đơn đề nghị thẩm định và làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2b ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia); được sửa đổi, bổ sung theo Nghi quyết số 78/NQ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ về việc đơn giảm hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bỏ các nội dung địa chỉ, số chứng minh thư; thay bằng: Số định danh cá nhân
  2. Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia);
  3. Hệ thống biểu mẫu theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018

(Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ; Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả; Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ; Sổ theo dõi hồ sơ).

Lĩnh vực
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Đối tượng thực hiện
Biểu mẫu, tờ khai cần hoàn thành

Mẫu số 2b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH VÀ LÀM THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ

CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA

Kính gửi: Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hà Nội

– Họ và tên (viết bằng chữ in hoa):

– Số định danh cá nhân: ………………………………………………………

– Điện thoại:……………………………………………………….…………..

– Chức danh trong tổ chức (nếu có):

là chủ sở hữu hiện vật/người đại diện của …..(tên tổ chức đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) đang quản lý hợp pháp hiện vật.

Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, sau khi nghiên cứu các tiêu chí và quy định đối với hiện vật được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia,

(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận bảo vật quốc gia) trân trọng đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội thẩm định và làm thủ tục đề nghị các cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận bảo vật quốc gia cho … (số lượng) hiện vật thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ….. (Tên tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận bảo vật quốc gia). Danh sách hiện vật cụ thể như sau:

 

STT

Tên hiện vật Đặc điểm chính của hiện vật Ghi chú
1      
2      
     

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hiện vật và tính chính xác, trung thực của nội dung Hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, và cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan./.

 

Tài liệu kèm theo

Hồ sơ hiện hiện vật;                           

– ………………………….

– ………………………….

………, ngày ……. tháng …… năm …

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN

BẢO VẬT QUỐC GIA

(Ký tên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ họ, tên chức vụ người ký)

 

Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BẢN THUYẾT MINH VỀ HIỆN VẬT

ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BẢO VẬT QUỐC GIA

  1. Tên hiện vật (tên gọi phổ thông):

2.Tên khác (nếu có):

  1. Tên đơn vị và cá nhân lưu giữ hiện vật:
  2. Số đăng ký: Do đơn vị, cá nhân đề nghị tự quy định
  3. Chất liệu: Chất liệu chính
  4. Kích thước (cm): ghi rõ 03 kích thước cơ bản: Đường kính miệng, Đường kính đáy, chiều cao; Đối với hiện vật thể khối dẹt: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
  5. Trọng lượng (gram):
  6. Số lượng: Nếu hiện vật là 1 đơn vị thì ghi 1, nếu là bộ hiện vật thì ghi các thành phần hợp thành của đơn vị hiện vật.
  7. Miêu tả: Miêu tả ngắn gọn đặc điểm của hiện vật: hình dáng (từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài), mầu sắc, đề tài trang trí, kỹ thuật trang trí, dấu tích đặc biệt (có ảnh kèm theo).
  8. Hiện trạng: Ghi rõ hiện trạng, nguyên, sứt, phai màu, mọt, đã sửa chữa, phong hóa.
  9. Niên đại: ghi niên đại tuyệt đối, tương đối.
  10. Nguồn gốc, xuất xứ: địa điểm sưu tầm; hình thức sưu tầm (hiến tặng, mua, khai quật, tặng, cho).
  11. 13. Ghi chú:
  12. Lý do lựa chọn: Chứng minh các tiêu chí sau:

– Hiện vật gốc độc bản;

– Hiện vật có hình thức độc đáo;

– Hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu, hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định, hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên./.

…….., ngày …. tháng …. năm …

TÊN ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

(Ký tên và ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức

thì phải đóng dấu, ghi rõ chức vụ người ký)

 

 

Cách thức thực hiện
Thời hạn giải quyết
Lệ phí
Kết quả việc thực hiện TTHC
Căn cứ pháp lý
Yêu cầu điều kiện
Văn bản đính kèm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *