Văn hóa cơ sở

Quận Nam Từ Liêm nỗ lực đưa hàng Việt đến người tiêu dùng

Có sự chủ động, phối hợp chặt chẽ của các thành viên Ban chỉ đạo, các cấp, các ngành từ quận đến cơ sở; thu hút được sự tham gia tự giác của đông đảo cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; cách làm sáng tạo với nhiều hoạt […]

Có sự chủ động, phối hợp chặt chẽ của các thành viên Ban chỉ đạo, các cấp, các ngành từ quận đến cơ sở; thu hút được sự tham gia tự giác của đông đảo cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; cách làm sáng tạo với nhiều hoạt động thiết thực…đó là những ghi nhận tại quận Nam Từ Liêm trong triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.


Ký kết hợp đồng giao dịch tại Ngày hội làng nghề truyền thống bún Phú Đô

Tích cực triển khai CVĐ , quận Nam Từ Liêm đã huy động được sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể, các hội, các tầng lớp nhân dân. Công tác tuyên truyền được chú trọng triển khai với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với đặc điểm, đặc thù của từng đối tượng, từng ngành, lĩnh vực. Nội dung tuyên truyền bám sát sự chỉ đạo của Thường trực Quận ủy và Ban chỉ đạo CVĐ TP. Tiêu biểu như LĐLĐ quận phát tài liệu về CVĐ tới 100% công đoàn cơ sở. Vận động chủ doanh nghiệp (DN) có các hình thức khuyến khích người lao động sử dụng các trang thiết bị văn phòng, phần thưởng bằng hiện vật là hàng Việt Nam, vận động người lao động là nữ ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong đời sống gia đình. Hội LHPN tổ chức tuyên truyền tại 10/10 cơ sở hội về CVĐ; Phối hợp Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Bộ Công an tổ chức hội nghị truyền thông về nhận biết hàng giả, hàng nhái, hàng Việt Nam chất lượng cao, cách chọn thực phẩm an toàn…Việc chọn hình thức tuyên truyền sinh động, đa dạng, phù hợp với đặc điểm, đặc thù của từng đối tượng, từng ngành, lĩnh vực đã bước đầu mang lại kết quả tích cực. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, hội viên, đoàn viên, các tầng lớp nhân dân trong sản xuất, kinh doanh, mua sắm, sử dụng hàng Việt.
Điểm nổi bật của quận Nam Từ Liêm trong triển khai CVĐ chính là sự năng động, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động, các chương trình đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng, trở thành cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng trên địa bàn. Điểm nhấn trong 3 năm gần đây đó là quận đã tổ chức thành công nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực giúp DN phát triển sản xuất, đưa hàng hóa đến người tiêu dùng: Ngày hội làng nghề bún Phú Đô, cốm Mễ Trì, Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống quận Nam Từ Liêm. Qua đó, tôn vinh sản phẩm làng nghề truyền thống, giới thiệu, quảng bá nét văn hóa ẩm thực của địa phương, mở rộng giao lưu văn hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm. Các Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho DN trên địa bàn, Hội nghị gặp mặt doanh nhân, vinh danh các DN, doanh nhân tiêu biểu…cũng được tổ chức hiệu quả. Trực tiếp trao đổi, lắng nghe ý kiến của DN, quận đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho DN phát triển sản xuất, kinh doanh (giải quyết các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án…). Hiện nay, quận đang triển khai thí điểm mô hình cửa hàng thực phẩm sạch tại phường Trung Văn và Phú Đô. Các cửa hàng hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của phòng Y tế, phòng Kinh tế quận. Sản phẩm kinh doanh tại cửa hàng đều đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thu hút khá đông người tiêu dùng.


Cốm Mễ Trì ngày càng có chỗ đứng trên thị trường

Công tác quản lý thị trường tiếp tục được đẩy mạnh. Trên địa bàn quận đã thành lập 2 đường dây nóng cấp quận và 10 phường để người tiêu dùng và nhân dân thông tin cho cơ quan quản lý các vấn đề về mất an toàn thực phẩm.
Quận triển khai xây dựng 11 trạm kiểm tra xét nghiệm nhanh thực phẩm tại các chợ thuộc 7 phường. Đội Quản lý thị trường số 6 đã thường xuyên phối hợp kiểm tra, xử lý, phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại. 9 tháng đầu năm, Đội đã kiểm tra 134 vụ, phạt hành chính hơn 540 triệu đồng, giá trị hàng hóa bị tịch thu, tiêu hủy hơn 67 triệu đồng.
Những nỗ lực của quận Nam Từ Liêm trong triển khai thực hiện CVĐ đã góp phần từng bước thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng trên địa bàn. Các sản phẩm hàng hóa Việt Nam đang ngày càng chiếm được lòng tin, được nhiều gia đình lựa chọn trong cuộc sống hàng ngày. Trong thời gian tới, quận tiếp tục duy trì những điểm mạnh, khắc phục một số tồn tại, hạn chế để CVĐ ngày càng thấm sâu vào đời sống, đạt hiệu quả cao hơn nữa.

Khánh Vân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *