Di sản – Bảo tồn

Tế tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Duy Thì với sự nghiệp văn hóa, giáo dục của đất nước

Ngày 17/11/2016, Trung tâm KH Văn miếu – Quốc Tử Giám đã tổ chức Hội thảo khoa học tôn vinh những đóng góp của Tế Tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Duy Thì đối với sự nghiệp văn hóa, giáo dục của đất nước.

Với 27 bài tham luận của các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu đánh giá những đóng góp của danh nhân Nguyễn Duy Thì đối với sự nghiệp văn hóa, giáo dục của đất nước
Với 27 bài tham luận của các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu đánh giá những đóng góp
của danh nhân Nguyễn Duy Thì đối với sự nghiệp văn hóa, giáo dục của đất nước

Nhân kỷ niệm 418 năm ngày Đại đăng khoa của Hoàng giáp Nguyễn Duy Thì (1598 – 2016), 365 ngày mất của ông (1651 – 2016), ngày 17/11, Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã tổ chức Hội thảo khoa học “Tế Tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Duy Thì – Con người và sự nghiệp” nhằm đánh giá những đóng góp của ông đối với sự nghiệp văn hóa, giáo dục của đất nước.
Tế tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Duy Thì (1572-1651) người Thanh Lãng, Vĩnh Phúc, là danh nhân tiêu biểu của nước ta ở nửa đầu thế kỷ XVII. Khoa thi năm Mậu Tuất (1598), Nguyễn Duy Thì đỗ Hoàng giáp, ông từng giữ nhiều trọng trách trong triều như Công bộ Thượng thư, Binh bộ Thương Thư, Thượng thư bộ lại, giữ việc 6 Bộ…. Trong cuộc đời làm quan, Ông còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác thuộc lĩnh vực ngoại giao, văn hóa, giáo dục như Tư nghiệp rồi Tế tửu Quốc Tử Giám…
Hiện nay, trước tác của Ông chỉ còn lại 3 bài văn bia (Đò Mát tự bi, Tĩnh Lự thiền tự bị, Bia Văn chỉ huyện Lương Tài) và 2 bài thơ chữ Hán (Bạc chu Bành Thành ngộ tuyết thứ Chánh sứ Nguyễn Phác Phủ vận, Bành Thành hoài cổ họa Chánh sứ Nguyễn Phác Phủ) được chép trong cuốn Toàn Việt thi lục.

Một số tư liệu tại cuộc trưng bày chuyên đề về Tế tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Duy Thì
Một số tư liệu tại cuộc trưng bày chuyên đề về Tế tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Duy Thì

Với 27 bài tham luận của các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu đánh giá 3 nội dung chủ yếu: Quê hương, dòng họ của Tế tửu Quốc Tử Giám; Hoàng giáp Nguyễn Duy Thì – Con người và sự nghiệp; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản dòng họ Nguyễn Duy ở Vĩnh Phúc.
Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, một cuộc trưng bày chuyên đề về Tế tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Duy Thì cũng được tổ chức gồm 100 hình ảnh, tư liệu và hiện vật toát lên khá chân thực về cuộc đời và sự nghiệp của ông tập trung ở 3 chủ đề: “Quê hương Thanh Lãng”; “Tế Tửu Nguyễn Duy Thì” và “Tác gia Nguyễn Duy Thì”.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Lợi khẳng định “Việc nghiên cứu thân thế, sự nghiệp của các vị đại khoa nói chung, đặc biệt là các vị Tiến sĩ Nho học từng giữ cương vị Tế tửu Quốc Tử Giám – người đứng đầu trường Quốc học là một việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa về nhiều mặt, không chỉ thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn, Tôn sư trọng đạo, Coi trọng hiền tài của dân tộc ta, mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của cha ông…

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Lợi phát biểu tại Hội thảo
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Lợi phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo không chỉ góp phần làm sáng tỏ về thân thế, sự nghiệp của một nhà khoa bảng, về truyền thống hiếu học của dòng họ mà còn là dịp để chúng ta tưởng nhớ tấm gương sáng của bậc tiền nhân danh vọng, góp phần bảo tồn di sản cha ông, từ đó động viên, khích lệ thế hệ trẻ noi gương, tiếp nối, nhằm giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hiến của dân tộc, quê hương, dòng họ”.

TN

Theo MaskOnline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *