Tin ngành

THÔNG TIN: Kết quả công tác Văn hóa và Thể thao Hà Nội năm 2020

Năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI và Kế hoạch kinh tế – xã hội giai đoạn 2016 – 2020; năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước và Thủ đô; Đại hội đảng bộ các cấp và […]

Năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI và Kế hoạch kinh tế – xã hội giai đoạn 2016 – 2020; năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước và Thủ đô; Đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII; cũng là năm đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng trên phạm vi toàn thế giới.

Với quyết tâm siết chặt kỷ cương, tinh thần sáng tạo, đổi mới lề lối, phong cách làm việc, thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh song song với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao, toàn Ngành đã nỗ lực, cố gắng hoàn thành kế hoạch công tác đã đề ra, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trong cả 3 lĩnh vực: Văn hóa, Thể thao và Gia đình:

  1. Các nội dung, nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 được Sở triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố. Đến hết năm 2020, tại Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội không có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nào nhiễm vì rút SARS-CoV2.
  2. Các nội dung, nhiệm vụ thực hiện chủ đề năm 2020 của thành phố Hà Nội: “Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020 và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp” được thực hiện hiệu quả. Các nhiệm vụ Thành ủy, UBND Thành phố giao được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tiến độ, chất lượng. Sở Văn hóa và Thể thao hoàn thành trước tiến độ tổ chức đại hội 32/32 chi bộ, 01 Đảng bộ bộ phận Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hà Nội và Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kỳ 2020 – 2025 đúng quy định Điều lệ Đảng.
  3. Công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra được tăng cường; trong các lĩnh vực quản lý của Ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội, cơ bản không có vấn đề nóng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. 100% (89/89) TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đều thực hiện ở mức độ 3,4. Các hồ sơ thủ tục hành chính đều được giải quyết đúng hạn. Chỉ số cải cách hành chính của Sở tăng 04 bậc, vươn lên đứng thứ 8/22 Sở, ngành thuộc Thành phố.
  4. Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế được thực hiện chủ động. Tham mưu UBND Thành phố: Xây dựng Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 – 2025”; sửa đổi Quy chế quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội phù hợp với tình hình thực tế; rà soát, hoàn thiện Đề án sắp xếp lại các đơn vị nghệ thuật theo hướng tinh gọn hiệu quả. Tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố ban hành các Nghị quyết về: Đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020; Quy định mức chi và việc sử dụng kinh phí thự hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách Thành phố.
  5. Hoàn thành tốt vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 – 2020”. Tham mưu Ban Chỉ đạo Chương 04-CTr/TU của Thành ủy tổng kết việc thực hiện Chương trình. Phối hợp các Sở, ngành liên quan hoàn thành mẫu thiết kế, đề xuất UBND Thành phố bố tri kinh phí và số lượng xây dựng 239 Nhà văn hóa thôn còn thiếu trên địa bàn Thành phố. Nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, trọng tâm là tuyên truyền, thực hiện 02 Quy tắc ứng xử được triển khai với nhiều hình thức, mô hình đổi mới, sáng tạo, đặc biệt trong việc tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng; vận động, động viên các tầng lớp nhân dân Thủ đô đề cao “Thượng tôn pháp luật”, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về các giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
  6. Sự nghiệp văn hóa phát triển đạt được nhiều kết quả nổi bật:
  • Công tác tu bổ, tôn tạo di tích được quan tâm đầu tư. Trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng 01 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 01 di tích cấp quốc gia; trình và đã được UBND Thành phố xếp hạng 44 di tích cấp Thành phố; năm 2020; có 179 di tích trên địa bàn Thành phố được tu bổ, tôn tạo. Tham mưu, trình UBND Thành phố về việc hỗ trợ các huyện, thị xã tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp cho 55 di tích xuống cấp nặng đang có nguy cơ sập đổ, đề nghị được hỗ trợ để chống sập đổ, bảo tồn khẩn cấp. Các di tích do Sở trực tiếp quản lý (Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Nhà tù Hỏa Lò, đền Ngọc Sơn) đã chủ động, tích cực nghiên cứu các giải pháp để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động tại đơn vị, khắc phục những khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19; đón tiếp, phục vụ gần 1,07 triệu lượt khách tham quan, du lịch.
  • Công tác xây dựng Nếp sống văn hóa cơ sở, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được quan tâm tổ chức thực hiệnvới nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Việc đánh giá, bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa đảm bảo đúng trình tự, quy định: Toàn Thành phố có 88% gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 62% làng được công nhận danh hiệu “Làng văn hóa”; 72% Tổ dân phố được công nhận danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”. Phối hợp, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã tổ chức 139/1.206 lễ hội trên địa bàn Thành phố (do dịch bệnh COVID-19, các lễ hội còn lại phải dừng tổ chức). Các lễ hội đã diễn ra được tổ chức an toàn.
  • Tổ chức thành công các hoạt động chào mừng ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô, trong đó có 04 Lễ kỷ niệm cấp quốc gia do Trung ương giao thành phố Hà Nội là cơ quan chủ trì tổ chức; 02 Lễ kỷ niệm cấp Thành phố; các hoạt động trong Chương trình “Quảng bá điểm đến Văn hóa – Du lịch Hà Nội năm 2020”; chuỗi các hoạt động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội; chào mừng và chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII. Công tác tuyên truyền, cổ động trực quan được thực hiện sớm, có trọng tâm, trọng điểm, mẫu mã, hình thức được đổi mới. Xã hội hóa trong công tác tổ chức các hoạt động, sự kiện trong điều kiện đất nước và Thủ đô, doanh nghiệp chịu tác động của dịch bệnh COVID-19 là điểm sáng nổi bật của ngành văn hóa, thể thao Thủ đô năm 2020.

– Các Nhà hát thành phố Hà Nội tổ chức gần 800 buổi biểu diễn nghệ thuật; đạt 28 huy chương khi tham gia các Liên hoan, Cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc năm 2020; tổ chức 03 Liên hoan nghệ thuật quần chúng, 06 lớp tập huấn nghệ thuật quần chúng tại cơ sở; 1.022 buổi chiếu phim; có 125 chương trình biểu diễn nghệ thuật của các cơ quan, doanh nghiệp được cấp phép và tiếp nhận biểu diễn trên địa bàn Thành phố. Phối hợp, hướng dẫn tổ chức 93 sự kiện tại khu vực phố đi bộ và phụ cận.

  • Tổ chức tốt công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Hà Nội. Cấp hơn 13.000 thẻ, phục vụ hơn 1,15 triệu lượt bạn đọc. Dự án trưng bày Bảo tàng Hà Nội được tập trung đẩy nhanh tiến độ: Hoàn thành công tác điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư và hồ sơ các gói thầu thi công trưng bày; hoàn thiện hồ sơ thiết kế trưng bày Bảo tàng Hà Nội. Triển khai các hồ sơ, thủ tục thực hiện các phần công việc phục vụ thiết kế chi tiết và dàn dựng trưng bày.
  1. Công tác gia đình được tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động từ cơ sở: Kỷ niệm ngày Quốc tế Hạnh phúc; Ngày gia đình Việt Nam năm 2020;các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình”. Tổng kết 15 năm thực hiện Chi thị 49-CT/TW của Ban Bí thư về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hướng dẫn cơ sở thực hiện nhân rộng Mô hình câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình.
  2. Thể dục thể thao:
  3. a) Thể dục thể thao quần chúng:

– Thành phố tổ chức 23 hoạt động, giải thi đấu thể thao quần chúng; trao 800 bộ huy chương cho các giải cấp Thành phố và các giải do ngành Văn hóa, Thể thao phối hợp tổ chức. Các quận, huyện, thị xã tổ chức 680 giải thi đấu thể dục thể thao; các xã, phường, thị trấn tổ chức 2.500 giải thể thao quần chúng; các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, trường học tổ chức là 1.650 giải. Công nhận 190 đơn vị tiên tiến xuất sắc về TDTT khối xã, phường, thị trấn.

– Tổ chức các sự kiện thể thao thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng như: Giải bơi chải thuyền rồng truyền thống, Giải đua Xe đạp truyền hình VTV Cup…; phối hợp tổ chức Giải chạy Marathon quốc tế: Hanoi Internetional Heritage Marathon.

– Cử đội tuyển tham gia thi đấu 06 giải thể thao quần chúng toàn quốc, đứng thứ Nhất toàn đoàn 02 giải. Đã triển khai 30 lớp dạy bơi của Thành phố tại 25 quận, huyện, thị xã, phổ cập bơi cho 4.500 trẻ em và chỉ đạo tổ chức các lớp bơi hè cấp quận, huyện, thị xã đã hoàn thành chương trình phổ cập bơi cho hơn 35.000 trẻ em tại địa phương. Đến hết năm 2020, trên địa bàn Thành phố có 732 cơ sở kinh doanh đủ điều kiện hoạt động lĩnh vực thể thao được cấp phép phục vụ nhân dân rèn luyện nâng cao sức khỏe (trong đó năm 2020, cấp mới 142 cơ sở, cấp đổi 116 cơ sở), 4.856 CLB Thể thao cơ sở tại khu dân cư, 1.582 CLB Thể thao cơ sở tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.

  • Phối hợp hướng dẫn các hội, hiệp hội, Liên đoàn thể thao về việc tổ chức Đại hội thường niên theo nhiệm kỳ của các tổ chức xã hội nghề nghiệp lĩnh vực Thể dục thể thao.

– Các chỉ số về phong trào thể dục thể thao quần chúng năm 2020 trên địa bàn Thành phố đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tỷ lệ dân số tập luyện thể thao thường xuyên đạt 42%, số gia đình thể thao đạt 30%.

  1. b) Thể thao thành tích cao

Thể thao Hà Nội đạt 2.153 huy chương các loại, trong đó có 2.134 huy chương trong nước (838 HCV, 636 HCB, 660 HCĐ), 19 huy chương quốc tế (6HCV, 7HCB, 4 HCĐ), nổi bật là thành tích: Lần đầu tiên Môn bắn cung Việt Nam và Hà Nội có vận động viên chính thức giành quyền tham dự Olympic của vận động viên Nguyễn Thị Ánh Nguyệt. Các bộ môn tiêu biểu đạt thành tích cao trong thi đấu năm 2020 gồm: Wushu, Kiếm, Vật… nhiều môn thể thao thế mạnh của Hà Nội đã đóng vai trò nòng cốt của Đội tuyển Quốc gia như: Wushu, Kiếm, Vật, Cầu Mây, Bắn súng, Bóng đá nữ, Điền Kinh,…

Đăng cai, tổ chức thành công, an toàn 07 giải thể thao toàn quốc với sự tham gia của 1500 vận động viên. Hoàn thành giám định khoa học, kiểm tra sức khòe, kiểm tra sinh hóa cho vận động viên 03 tuyến với tổng số 2.306 vận động viên. Triển khai xây dựng phần mềm quản lý huấn luyện viên, vận động viên thể thao, bước đầu thực hiện số hóa trong công tác quản lý về thể thao thành tích cao.

Công chuẩn bị tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11 năm 2021 tại Việt Nam được Sở phối hợp các Sở, ngành thuộc Thành phố và Tổng cục Thể dục thể thao triển khai thực hiện, trọng tâm là: (1) Rà soát các công trình, dự án cần đầu tư, cải tạo, sửa chữa nâng cấp phục vụ SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11; (2) xây dựng phương án tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11; (3) xây dựng Kế hoạch chuẩn bị lực lượng vận động viên, huấn luyện viên phục vụ SEA Games 31 và Para Games 11; (4) tham mưu UBND Thành phố tổ chức thực hiện các nội dung Kết luận cuộc họp Ban Tổ chức SEA Games lần thứ Nhất; (6) xây dựng Kế hoạch chương trình Khởi động cùng SEA Games 31; (7) ban hành Kế hoạch Tuyên truyền đăng cai SEA Games 31 tại Hà Nội và Tổng kết các sự kiện tiêu biểu của Thể thao Hà Nội năm 2020…

SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO HÀ NỘI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *