Di sản – Bảo tồn

Tổ chức Tập huấn và Hội thảo về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành kế hoạch Tổ chức Tập huấn ngành Di sản văn hóa năm 2021 và Hội thảo khoa học “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững”. 

Chương trình Tập huấn và Hội thảo khoa học dự kiến sẽ diễn ra từ 17-19/11/2021 tại TP Hải Phòng dưới 2 hình thức tập trung và trực tuyến. Chương trình nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa trong thời gian qua và đề xuất giải pháp; xác định những vấn đề đặt ra trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của các tỉnh/thành phố, định hướng và giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di  sản văn hóa trong bối cảnh hậu Covid-19.

Chương trình tập huấn và hội thảo nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa trong thời gian qua và đề xuất giải pháp. Ảnh minh họa (Khu Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa)

Tham gia Tập huấn và Hội thảo có Đại diện Lãnh đạo Bộ VHTTDL và các đơn vị thuộc Bộ;  Đại diện Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch của 63 tỉnh/thành phố; Giám đốc các Bảo tàng trong hệ thống bảo tàng Việt Nam; Trưởng Ban/Giám đốc Ban/Trung tâm quản lý di tích, Khu di sản thế giới;  Lãnh đạo các phòng: Di sản văn hóa, (hoặc Quản lý văn hóa/Nghiệp vụ văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao); Đại diện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; Viện Bảo tồn di tích,…

Ngày 17/11, trong chương trình Tập huấn ngành Di sản văn hóa năm 2021, các đại biểu sẽ nghe báo cáo và thảo luận các vấn đề: Tầm nhìn và định hướng bảo vệ, phát huy giá trị di tích, di sản thếgiới ở Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững; Di sản văn hóa phi vật thể và phát triển bền vững; Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Kinh nghiệm hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đề nghị ghi danh di sản tư liệu khu vực và thế giới của Việt Nam; Báo cáo đánh giá việc thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa Việt Nam trên các hệ thống quản lý thông tin từ năm 2005 đến năm 2020; Trao đổi những nội dung dự kiến đưa vào Kế hoạch xây dựng Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung (Bảo tàng, di tích, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu).

Ngày 18/11 là Hội thảo khoa học với chủ đề: “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững”. Hội thảo sẽ tập trung thảo luận các vấn đề như: Chuyển đổi số và hoạt động trưng bày, truyền thông, giáo dục di sản văn hóa tại bảo tàng; Kinh nghiệm hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đề nghị ghi danh di sản tư liệu khu vực và thế giới của Việt Nam (7 đơn vị có di sản); Các yêu cầu mới trong công tác quản lý, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh; Một số vấn đề trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu thế giới Bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám; Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu thế giới Mộc bản triều Nguyễn trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0; Bảo tồn di sản dòng họ – Một số vấn đề và giải pháp; Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong sự bình đẳng,…

Ngày 19/11, các đại biểu sẽ đi thực tế một số điểm di tích lịch  sử – văn hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng (di tích Chiến thắng Bạch Đằng, Bãi cọc Cao Quỳ).

Thời gian và địa điểm diễn ra chương trình Tập huấn và Hội thảo dự kiến có thể thay đổi để đảm bảo yêu cầu về công tác phòng chống dịch Covid-19.

V.H

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *