Di sản – Bảo tồnHà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Bắc Ninh được UNESCO trao Bằng ghi danh Nghi lễ và Trò chơi kéo co là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại03/11/2018

Tối 2/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, trong Lễ khai mạc Ngày Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, Đại diện UNESCO tại Việt Nam đã trao Bằng ghi danh Nghi lễ và Trò chơi kéo co là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cho Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện.

Di sảnSinh hoạt văn hóa bổ ích của những người làm công tác Di sản Thủ đô01/11/2018

Sau các phần thi sôi nổi, hấp dẫn, “Hành trình Di sản Thăng Long – Hà Nội năm 2018” đã khép lại với giải Nhất được trao cho Đội chơi của Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám; giải Nhì được trao cho Đội chơi của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội; hai giải Ba được trao cho Đội chơi của Bảo tàng Hà Nội và Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò.

Di sảnĐặc sắc các hoạt động văn hóa trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 201801/11/2018

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2018 sẽ diễn ra trong 6 ngày từ 18-23/11, với sự tham gia của các nghệ sỹ, diễn viên của 15 dân tộc đến từ 13 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Di sảnLễ hội Cầu Ngư Quảng Bình trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia31/10/2018

Ngày 30/10/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Quyết định số 4069/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, Lễ hội Cầu Ngư – một nét đẹp văn hóa tâm linh của cư dân miền biển ở Quảng Bình là 1 trong 8 Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia được công bố đợt này.

Di sản – Bảo tồnHành trình Di sản Thăng Long – Hà Nội năm 2018: Sân chơi độc đáo của ngành Di sản Thủ đô31/10/2018

Tối 30/10, tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã diễn ra chương trình Hành trình di sản Thăng Long – Hà Nội do các đơn vị Khối Di sản Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức.

Di sản – Bảo tồnBảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ Đường Lâm31/10/2018

Làng cổ Đường Lâm có ưu thế là quần thể di tích có mật độ dày đặc với 50 di tích có giá trị, trong đó có 7 di tích cấp quốc gia, 2 di tích và 10 ngôi nhà cổ được xếp hạng cấp thành phố. Ngoài ra, ở Đường Lâm còn lưu giữ gần 1.000 ngôi nhà cổ giá trị đặc biệt có niên đại trên 100 năm và gần 1.000 ngôi nhà truyền thống nông thôn…

Di sản – Bảo tồnThẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Hội quán Quảng Đông30/10/2018

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 4790/BVHTTDL-DSVH ngày 23/10/2018 gửi UBND thành phố Hà Nội về việc thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Hội quán Quảng Đông, 22 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm.

Di sản – Bảo tồnGiải pháp quản lý di tích trên địa bàn29/10/2018

Quản lý di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Thành phố Hà Nội luôn là bài toán khó, song với sự chỉ đạo từ Thành phố và nỗ lực của ngành văn hóa và thể thao, nhiều giải pháp đã được triển khai nhằm mang lại hiệu quả cho công tác trên.

Di sảnBST thời trang trẻ em lấy cảm hứng từ tranh dân gian Kim Hoàng26/10/2018

Trong kho tàng di sản văn hóa – nghệ thuật của dân tộc Việt Nam, tranh dân gian có vị trí rất quan trọng do tính chất lâu đời và phổ biến của nó. Và khi nhắc đến các dòng tranh dân gian Việt Nam không thể không kể đến dòng tranh dân gian Kim Hoàng (Hoài Đức, Hà Nội) được hình thành vào nửa sau thế kỷ XVIII.

Di sản – Bảo tồnHát Văn thi – Một thời vang bóng22/10/2018

Hát văn, còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.