Di sản

Xuống lòng đất ngắm “Bình minh Thăng Long”

Ngay chính cửa vào khu vực trưng bày là một bức tranh được tạo nên từ hàng ngàn viên gạch ngói có từ thời Đại La, Đinh, Lý, Trần, Lê. Chính giữa bức tranh là bông sen với tám cánh được cách điệu từ lá đề.

Từ hàng ngàn viên gạch, ngói được khai quật trong hai năm 2008-2009 tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, PGS. TS Bùi Minh Trí cùng các cộng sự đã “thổi hồn” và tạo nên một kiệt tác nghệ thuật có tên “Bình minh Thăng Long”.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học, xã hội Việt Nam PGS. TS Bùi Minh Trí đã đưa người xem đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.
Và một không gian lịch sử đã được mở ra trước mắt bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long- nơi tầng 2, phía Đông, Nhà Quốc hội.
Ngay chính cửa vào khu vực trưng bày là một bức tranh được tạo nên từ hàng ngàn viên gạch ngói có từ thời Đại La, Đinh, Lý, Trần, Lê. Chính giữa bức tranh là bông sen với tám cánh được cách điệu từ lá đề.
“Lá đề là biểu tượng cho vương quyền, thần quyền và sau đó lan tỏa ra là quầng sáng của phật pháp, của khai sáng trí tuệ và văn minh. Bức tranh này cũng là cách điệu từ đầu mái ống – kiến trúc tiêu biểu của thời kỳ, như mặt trời mọc lên mở ra những tia sáng và khi khép lại thành bông sen lớn” – TS. Trí giải thích.
Cũng theo TS. Trí, tiền Thăng Long là giai đoạn khi Vua Lý Thải Tổ đưa ra quyết định lịch sử dời đô về khu vực thành Đại La để xây dựng kinh đô Thăng Long (từ thế kỷ 7-10).
Ngoài tác phẩm “Bình minh Thăng Long”, các nhà khoa học còn sử dụng gạch, ngói dựng thành một tác phẩm độc đáo mang hàm ý lớn lao khác: Rồng thời Lý.
“Bảo tàng khảo cổ học này có lẽ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Ở đây là dùng khoa học để làm và khảo cổ học vốn dĩ là ngôn ngữ trừu tượng, chỉ là những mảnh vỡ của lịch sử, phải được chắp nối lại. Nó có trở thành những câu chuyện lịch sử hấp dẫn không thì phụ thuộc vào tài ba của các nhà khoa học” – TS. Trí giải thích thêm về các bức tranh đặc biệt này.

PGS.TS Bùi Minh Trí giới thiệu với phóng viên Báo Điện tử Tổ Quốc về thời kỳ tiền Thăng Long

Ngay từ cửa vào tầng 2 – tầng sâu nhất của bảo tàng, một bức tranh cỡ lớn choán gần hết bức tường phía trái với tên gọi “Bình minh Thăng Long”

Ngói úp lớn hình lá bồ đề trang trí rồng lợp giữa mái cung điện và “Bình minh Thăng Long” đượclấy ý tưởng một phần từ hình ảnh này 

“Để làm ra được bức tranh này, tôi đã phải đi rất nhiều bảo tàng trên thế giới để học hỏi cách làm”- PGS.TS Trí chia sẻ

Các nhà khoa học còn sử dụng ánh sáng 3D và các đèn chuyên dụng trong phẫu thuật nội soitạo cho bức tranh trở nên lung linh, huyền ảo

Các viên ngói được xếp xen kẽ với nhau và được kết nối lại bằng một hỗn hợp đặc biệt

Từ vật liệu tưởng như vô tri vô giác PGS.TS Trí cùng các cộng sự đã “thổi hồn” vào những viên gạch, ngói có niên đại hàng ngàn năm tạo thành một bức tranh vô tiền khoáng hậu

Toàn cảnh bức “Bình minh Thăng Long”

Điểm kết thúc của không gian tiền Thăng Long, một bức tranh được làm bằng gạch, ngói khác có tên gọi: Rồng thời Lý bên Chiếu dời đô…

…nhằm tái hiện hình tượng Vua Lý Công Uẩn khi đến thành Đại La, thấy rồng vàng hiện lên và từ đó đổi tên là Thăng Long.

Từ đây mở ra một thời kỳ mới- thời kỳ Đại Việt xây dựng kinh đô Thăng Long phồn thịnh, tỏa sáng

 

Theo Tổ Quốc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *