Văn hóa

Năm 2024: Quận Thanh Xuân tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về di tích và lễ hội

Quận Thanh Xuân sẽ tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn theo quy định; kiểm soát chặt chẽ tổ chức phần lễ và phần hội, đảm bảo lễ hội diễn ra trang trọng, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm.

Năm 2024, quận Thanh Xuân xác định sẽ tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền ( qua tờ rơi, tờ gấp, áp phích, sổ tay…) nhằm vận động nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về di tích và tổ chức lễ hội.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội các cấp; Huy động sự vào cuộc của chính quyền và mọi tầng lớp Nhân dân trong việc quản lý di tích, tổ chức và quản lý lễ hội ở địa phương.

Quận sẽ tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn theo quy định; kiểm soát chặt chẽ tổ chức phần lễ và phần hội, đảm bảo lễ hội diễn ra trang trọng, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm. Không tổ chức lễ hội vì mục đích thương mại, có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di tích, quản lý và tổ chức lễ hội góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, quảng bá điểm đến du lịch trên địa bàn quận Thanh Xuân, vừa qua quận Thanh Xuân đã ban hành Kế hoạch số 14-KH/UBND Thực hiện công tác quản lý nhà nước về di tích, quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn quận Thanh Xuân năm 2024.

Theo kế hoạch, UBND quận giao các đơn vị thực hiện công tác quản lý nhà nước về di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các văn bản có liên quan. Việc tổ chức lễ hội đúng quy định, các hoạt động lễ hội diễn ra đảm bảo trang trọng, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương, tránh phô trương, hình thức, lãng phí…

Cùng với đó, tổ chức quản lý nhà nước đối với di tích thuộc danh mục kiểm kê trên địa bàn theo phân cấp quản lý, đảm bảo theoquy định của Luật Di sản văn hóa; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa; các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước, thành phố Hà Nội về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Các Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; có phương án quản lý hòm công đức, bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lẻ, tiền giọt dầu đặt không đúng nơi quy định.

Bên cạnh đó, không đưa linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Khi tiến hành tu bổ, tôn tạo di tích phải thực hiện theo quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo có liên quan (Công văn số 4033/UBND-KGVX ngày 01/12/2022 của UBND Thành phố về thực hiện đúng quy định trong hoạt động tu bổ di tích thuộc địa bàn Thành phố; Công văn số 5013/SVHTT-QLDSVH ngày 08/12/2023 của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, giám sát việc bảo vệ di vật, hiện vật, đồ thờ tự trong hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn Thành phố;…).

Các di tích và lễ hội của Thanh Xuân luôn được quản lý tốt

Ban tổ chức lễ hội nơi diễn ra lễ hội; thực hiện “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”, nếp sống văn minh, quy tắc ứng xử nơi công cộng. v.v.

Nhiều năm qua, Thanh Xuân là địa phương luôn làm tốt công tác tổ chức và quản lý lễ hội của Hà Nội.

Quỳnh Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *