Văn hoá đời sống

Nêu cao ý thực vì cộng đồng

Hôm ấy là chủ nhật. Gia đình anh Hùng sang nhà ông bà nội  làm cơm để ông bà vui vầy cùng con cháu. Sáng sớm, chị Liên đã dậy đi chợ để mua thực phẩm. Vừa dắt xe  ra cửa cho vợ, quay vào nhà đang pha ấm chè, anh Hùng thấy vợ đi […]

Hôm ấy là chủ nhật. Gia đình anh Hùng sang nhà ông bà nội  làm cơm để ông bà vui vầy cùng con cháu. Sáng sớm, chị Liên đã dậy đi chợ để mua thực phẩm. Vừa dắt xe  ra cửa cho vợ, quay vào nhà đang pha ấm chè, anh Hùng thấy vợ đi về, đầu tóc, quần áo ướt như thể  gặp cơn mưa rào, mặt mày nặng trĩu. Anh Hùng vội hỏi:

– Sao thế em|. Sao em vừa đi đã quay về?

Chị Liên vội vàng đi vào nhà: Anh chờ em tý!

Thay bộ quần áo mới, vội vàng gội đầu xong, chị Liên mới kể với chồng. Chuyện là, chị vừa lên xe để đi chợ thì bỗng giật bắn mình bởi bị nước đổ vào đầu. Ngẩng lên nhìn, chị thấy bà Thảo, cách nhà chị vài số nhà, đang  cầm chiếc lọ hoa vẩy vẩy cho nước chảy xuống hết. Sờ lên tóc, quần áo, chị thấy có mùi như lá thối, hoa ngâm trong nước lâu ngày. Ngay dưới chân chị là chừng mươi bông cúc đã héo, lá vàng úa.

– Bác Thảo ơi! Sao bác lại đổ lọ hoa xuống đường như thế. Đổ hết vào người cháu rồi, đầu tóc, quần áo toàn mùi hoa thối ghê quá bác ạ.

Chị chưa nói hết thì bà Thảo đã chui tọt vào trong nhà…

Tối hôm ấy, khi ở nhà ông bà nội về, anh Hùng bèn sang gặp bà Thơ, tổ trưởng. “bà ơi, bà và tổ dân phố phải có biện pháp gì chứ nhà bà Thảo thường xuyên đổ hoa đã tàn xuống dưới đường. Hôm nay là nhà cháu bị đổ nước, nhà gần nên về để khắc phục ngay, chứ nếu đó là người nơi khác đến thì họ sẽ phải khổ sở với thứ mùi ấy cả ngày. Nhiều khi xe rác đến, bà ấy không xuống đổ mà đứng ở ban công ném túi rác xuống. Túi rác to, nặng, bị ném mạnh nên vỡ tung tóe ra đường, rất mất vệ sinh bà ạ”.

Nghe anh Hùng nói xong, bà Tho phân trần: “Khổ thế anh ạ. Việc nhà bà ấy, tôi có nhắc nhở nhiều lần rồi nhưng bà ấy vẫn không thay đổi. Để vài hôm nữa họp tổ, tôi sẽ đưa vấn đề này ra. Có lẽ phải có biện pháp mạnh hơn như thông báo trên loa truyền thanh của phường, của tổ để bà ấy thấy ngượng mà thay đổi hành vi cho phù hợp. Kỳ Hội nghị đại biểu nhân dân sắp tới, tôi sẽ đưa vấn đề này ra để các gia đình cùng tham gia ý kiến. Tổ ta toàn các nhà mặt phố nên tôi sẽ tham khảo ý kiến của các hộ dân, đưa tiêu chí không vứt rác xuống đường, không tưới hoa làm nước chảy xuống vỉa hè… làm một tiêu chí đánh giá bình xét danh hiệu Gia đình văn hóa. Đây cũng là một việc làm thiết thực để xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thiết thực thực hiện Chương trình 04 của Thành ủy về Phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.  Người Hà Nội thanh lịch không chỉ biết sạch nhà mình mà còn biết  giữ gìn vệ sinh cho ngõ phố, bảo vệ môi trường sống nữa.”

Trên đường về nhà, anh Hùng nghĩ ngợi, trong cuộc họp tới, anh sẽ phát biểu ý kiến. Thủ đô Hà Nội đã có bề dày văn hiến hơn nghìn năm. Bên cạnh những nét đẹp trong văn hóa, giao tiếp thì trong nếp nghĩ, cách làm của  một số người vẫn bộc lộ tư tưởng hẹp hòi, chỉ biết mình, không quan tâm đến những người xung quanh,  làm xấu đi hình ảnh người Hà Nội văn minh, thanh lịch. Cần phải lên án, phê phán những hành vi chưa đẹp chưa đúng, nêu cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xây dựng nếp sống văn hóa, hành  vi ứng xử tốt đẹp để chung tay xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Cùng chung tay bảo vệ, giữ gìn cảnh quan đường phố

Hãy đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định

Khánh Vân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *