Sự kiện

Chuẩn bị công tác bàn giao khu trưng bày dưới tầng hầm Nhà Quốc hội

Văn phòng UBND TP vừa có văn bản số 6724/VP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý về công tác bàn giao khu trưng bày dưới hầm Nhà Quốc hội. Trước đó, UBND TP nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ, trong đó, nêu ý […]

Văn phòng UBND TP vừa có văn bản số 6724/VP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý về công tác bàn giao khu trưng bày dưới hầm Nhà Quốc hội.

Trước đó, UBND TP nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ, trong đó, nêu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Hội đồng nghiệm thu nhà nước công trình Nhà Quốc hội chủ trì phối hợp với các bộ liên quan và UBND TP Hà Nội tổ chức nghiệm thu dự án “Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội” theo đúng quy định pháp luật hiện hành trước khi đưa vào sử dụng.

1

Tầng hầm 1 trưng bày thời kỳ Thăng Long (thế kỷ 11-18) với diện tích khoảng 1.700 m2, giới thiệu các di tích, di vật từ thời Lý, Trần, Lê.

 2

Tầng hầm 2 trưng bày thời kỳ Tiền Thăng Long (thế kỷ 7- 10) có diện tích gần 2.000 m2, thể hiện những phát hiện khảo cổ học về thời kỳ Tiền Thăng Long, thời kỳ trước khi xây dựng Kinh đô Thăng Long, gồm thời Đại La (thế kỷ 7-9) và thời Đinh – Tiền Lê (thế kỷ 10).

 Chủ trương dành một phần không gian của tòa Nhà Quốc hội để trưng bày một số loại hình di tích, di vật tiêu biểu khai quật được dưới lòng đất tòa Nhà Quốc hội năm 2008-2009 đã được Đảng và Nhà nước đề ra cùng với chủ trương xây dựng tòa Nhà Quốc hội mới. Trên cơ sở đó, một dự án đặc biệt về chính trị và khoa học – Dự án “Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội” đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện từ năm 2020.

Mục tiêu quan trọng của dự án là tạo nên hình ảnh độc đáo của sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, để tòa Nhà Quốc hội trở thành điểm nhấn quan trọng trong không gian Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long và quảng trường Ba Đình lịch sử, phản ánh sức sống trường tồn của trung tâm quyền lực trong lịch sử dân tộc. Đồng thời, cũng từ đó, những giá trị nổi bật toàn cầu của Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long tiếp tục được giới thiệu đến với nhân dân và bạn bè quốc tế, kết nối nhân dân với tòa Nhà Quốc hội, để mỗi người có thể hiểu hơn, gần gũi hơn với lịch sử dân tộc cũng như với Quốc hội – nơi biểu trưng cho quyền lực và ý chí của nhân dân.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tích cực hoàn thành các phần công việc, tổ chức vận hành chạy thử thiết bị, thử nghiệm tương tác trưng bày, tổ chức xử lý bảo tồn di tích trưng bày, tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng các hạng mục công trình đã hoàn thành. Đồng thời, tích cực chuẩn bị các điều kiện, thủ tục liên quan đến công tác bàn giao, đào tạo, chuyển giao công nghệ và sẵn sàng bàn giao khu trưng bày dưới tầng hầm Nhà Quốc hội cho đơn vị quản lý. Hiện nay, Dự án Trưng bày khảo cổ học dưới tầng hầm Nhà Quốc hội cơ bản đã hoàn thành, có thể bàn giao đưa vào sử dụng.

Về việc này, UBND TP giao Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với đơn vị liên quan của Hội đồng nghiệm thu nhà nước công trình Nhà Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoahọc xã hội Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Quốc hội thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, báo cáo UBND TP.

Hà Quốc/HNP

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *