Địa danh

Đền Hai Bà Trưng – Di tích Quốc gia đặc biệt, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội điểm đến hấp dẫn du lịch văn hóa tâm linh đối với du khách thập phương

Đền Hai Bà Trưng – Di tích Quốc gia đặc biệt thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội với lịch sử lâu đời là niềm tự hào của người dân nơi đây; Đây còn là địa điểm thăm quan du lịch tâm linh hấp dẫn đối với du khách trên mọi miền đất nước.

Đôi nét về lịch sử của Đến Hai Bà Trưng – Di tích Quốc gia đặc biệt

Đền thờ hai vị Anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị – đã cùng các tướng lĩnh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán giành lại nền độc lập dân tộc.

Zalo

Theo chính sử, Hai Bà Trưng quê ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội). Cha là quan Lạc tướng huyện Mê Linh nhưng mất sớm, mẹ là bà Nguyễn Thị Đoan (tên tục gọi là bà Man Thiện).

Zalo

Tương truyền, làng quê có nghề trồng dâu nuôi tằm, Hai Bà Trưng là hai chị em sinh đôi, Bà chị có tên là Trưng Trắc, em gái có tên Trưng Nhị. Từ nhỏ, Hai Bà được mẹ mời thầy giỏi trực tiếp dạy học nên khi lớn lên đều văn võ song toàn, có lòng thương dân và ý chí khởi nghĩa quật cường. Năm mười chín tuổi, bà Trưng Trắc kết hôn với ông Thi Sách, con quan Lạc tướng thành Chu Diên (vùng Sơn Tây ngày nay) cũng là người có ý chí quyết tâm chống giặc Hán đô hộ.

Zalo

Sau khi Hai Bà mất, nhân dân trong nước tôn kính lập đền thờ Hai Bà và các tướng lĩnh giỏi ở khắp mọi nơi. Đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội có ý nghĩa quan trọng nhất bởi đây là nơi lưu lại dấu tích của Hai Bà Trưng thời thơ ấu, trưởng thành, phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô. (Ảnh: Hậu cung điện thờ Hai Bà Trưng)

Zalo

Ngày nay, đền thờ Hai Bà Trưng được lưu giữ và tôn tạo trang hoàng với nhiều hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả – hữu mạc, tam tòa chính điện thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ – thân mẫu Hai Bà và Sư phụ, Sư mẫu của Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách và Ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh… trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn quan trọng của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và du khách thập phương.

Đền thờ Hai Bà trưng – Di tích Quốc gia đặc biệt, khu du lịch tâm linh hấp dẫn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Mê Linh ngày càng có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của khách du lịch, tham quan yêu thích khám phá du xuân chiêm bái cầu phúc, cầu tài đầu năm; giã ngoại những ngày cuối tuần, tìm về chốn an tĩnh để hòa cùng thiên nhiên; Đặc biệt là điểm đến văn hóa tâm linh đền Hai Hà Trưng – Di tích Quốc gia đặc biệt với truyền thống và lịch sử hào hung của dân tộc.

Zalo

Đền thờ được xây dựng ở vị trí đắc địa, chính nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên, tế cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô ngay từ những tháng năm đầu sau Công nguyên năm 40-43.

Zalo

Đền thờ Hai Bà Trưng đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt năm 2013.

Zalo

Năm 2022, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; Đền Hai Bà Trưng tạm dừng tổ chức Lễ hội kỷ niệm 1982 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để đảm bảo công tác phòng chống dịch theo quy định của Thành phố. Huyện ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTT Huyện Mê Linh chỉ tổ chức Lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng huyện Mê Linh nhân kỷ niệm 1982 năm Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa ngày (06/01/40- 06/01/2022) để tưởng nhớ công lao to lớn của Hai vị Vua Bà tôn kính.

Đặc biệt, năm 2022 Ban quản lý Di tích Đền Hai Bà Trưng huyện Mê Linh đã tổ chức trang trí cờ hoa, cảnh quan trong khuôn viên Đền thờ trang hoàng, lộng lẫy như một sự tri ân sâu sắc đối với Hai vị Vương Nữ Anh hùng của dân tộc.

Một số hình ảnh cờ, hoa rực rỡ tại Đền Hai Bà Trưng Xuân Nhâm Dần 2022

Zalo
Cờ hoa trang hoàng lối vào đền Hai Bà Trưng
Zalo
Đền Trình kế bên cổng vào Đền Hai Bà Trưng
Zalo
Cổng tam môn ngoại nơi dẫn vào chính điện thờ Hai Bà Trưng
Zalo
Zalo
Hòn đá thề lưu giữ lời thề của Hai vị Vua Bà
Zalo
Hai hàng voi đứng hai bên sân chầu tượng trưng cho 18 đời vua Hùng
Zalo
Zalo
Hai cây muỗm cổ tỏa bóng mát trước Đền thờ Hai Bà
Zalo
Tòa trung tế và hậu cung, nơi thờ Hai Bà Trưng và Lục Bộ Công Thần Nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng
Zalo
Ban thờ – tượng Hai vị Vua Bà
Zalo
Ban thờ – tượng 6 vị Công thần Nữ tướng
Zalo
Cổng hoa trang hoàng lối vào nhà bia lưu niệm Đồng chí Trường Trinh
Zalo
Nhà bia lưu niệm dấu tich của hòm thư bí mật của Đảng như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo…
Zalo
Đền thờ thân phụ thân mẫu của Hai Bà Trưng
Zalo
Ban thờ – Thân phụ, thân mẫu Hai Bà (cha mẹ đẻ)
Zalo
Ban thờ – Sư phụ, sư mẫu của Hai Bà (Thầy giáo dạy học của Hai Bà)
Zalo
Đền thờ Thân phụ mẫu sinh ra ông Thi Sách và ông Thi Sách
Zalo
Ban thờ – Thân phụ, thân mẫu Ông Thi Sách (Bố mẹ chồng của bà Trưng Trắc)
Zalo
Đền các vị tướng lĩnh của Hai Bà Trưng
Zalo
Ban thờ bài vị các vị tướng lĩnh
Zalo
Hồ mắt voi được trang trí với nhiều loại hoa đủ màu sắc
Zalo
Lầu trống được làm theo kiểu bốn mái uốn cong, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hình hổ phù, tầng trên mở bốn cánh cửa quay về bốn hướng…
Zalo
Lầu chuông
Zalo
Nhà Trưng bày 23 đạo sắc phong

Đền Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy,…đặc biệt là 23 đạo sắc phong. Các di vật có niên đại tập trung vào triều Nguyễn như hoành phi, hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờ…được chạm khắc công phu, tinh xảo, với các đề tài trang trí: rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù…

Zalo
Zalo
Hai hàng cây Hạc Sồ đứng trước cửa nhà tướng hai bên đền thờ, tượng trưng cho hai hàng Tiêu Binh
Zalo
Đền thờ Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ được kiến trúc cổ kính
Zalo
Zalo
Toàn cảnh không gian khu nội vi Đền rất thanh tịnh với nhiều cây xanh, hoa trái quanh năm cũng là nơi dừng chân và địa điểm check in lý tưởng.
Zalo
Zalo
Muôn sắc hoa đua nở, được thiết kế và tạo hình phong phú bắt mắt
Zalo
Zalo
Không gian ngoại vi đền thờ nhìn từ trên cao được trang trí với nhiều thảm hoa rực rỡ đủ sắc màu
Zalo
Vườn hoa Hướng dương khu ngoại vi Đền Hai Bà Trưng
Zalo
Zalo
Zalo
Với vườn hoa, sân chơi rộng đây cũng là nơi lý tưởng cho du khách ngắm hoa và chụp ảnh kỷ niệm
Zalo
Zalo
Về với Đền thờ Hai Bà Trưng, ngoài việc thăm quan, tế lễ, du khách thập phương còn lưu trữ lại được những khoảnh khắc tuyệt đẹp bên trong và ngoại vi Đền thờ.
Zalo
Zalo
Zalo

Du khách về với Mê Linh là về với quê Hương Hai Bà Trưng – một vùng đất cổ, địa linh nhân kiệt; một vùng quê huyền thoại mang đậm nét truyền thống lịch sử văn hoá với những người dân thân thiện, hòa nhã, cần cù, sáng tạo hăng say trên những cánh đồng hoa khởi sắc muôn màu mang tới một mùa xuân ấm áp; một năm Nhâm Dần 2022 mọi người, mọi nhà bình an, hạnh phúc và phát triển./.

Nguồn: UBND huyện Mê Linh (zapps.vn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *