Văn hoá đời sống

Gia Lâm: Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Với nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, quyết liệt, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã được Ủy ban MTTQ các cấp huyện Gia Lâm triển khai hiệu quả. Qua đó, các cuộc vận động, các phong trào thi đua được các địa phương, […]

Với nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, quyết liệt, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã được Ủy ban MTTQ các cấp huyện Gia Lâm triển khai hiệu quả. Qua đó, các cuộc vận động, các phong trào thi đua được các địa phương, đơn vị, Nhân dân hưởng ứg nhiệt tình. Gia Lâm đã hoàn thành tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới và nhiều xã đã đạt tiêu chí NTM nâng cao.

Đường hoa tại xã Đặng Xá do hội viên Hội Nông dân huyện Gia Lâm trồng, chăm sóc.

Trong 5 năm qua, thực hiện nội dung: Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng, Ủy ban MTTQ huyện đã vận động Nhân dân, các doanh nghiệp đã đóng góp ủng hộ xây dựng NTM để mở rộng đường, các công trình phúc lợi… 6.320 ngày công; 80,5 tỷ đồng; hiến 8.162,8 m2 đất thổ cư, đất nông nghiệp. Đến nay, huyện Gia Lâm đã có 20/20 = 100% xã hoàn thành xây dựng NTM. Huyện Gia Lâm đã được công nhận là huyện NTM; 2 xã Yên Viên và Phù Đổng đã được công nhận xã đạt NTM nâng cao. Năm 2020 tiếp tục xây dựng NTM nâng cao đối với 2 xã Bát Tràng, Dương Xá.

Trong 5 năm (tính đến tháng 11/2020) quỹ “Vì người nghèo” toàn huyện đã thu được hơn 19,597 tỷ đồng; hỗ trợ xây, sửa 295 nhà đại đoàn kết, hỗ trợ tư liệu phát triển sản xuất như máy phay đất, bò sinh sản, xe đẩy hàng, máy may… cho 60 hộ nghèo, hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo 237 trường hợp, hỗ trợ 2.311 lượt học sinh, tặng 15.531 suất quà cho hộ nghèo, cận nghèo, hội viên Hội CCB, Hội Cựu TNXP, người cao tuổi nghèo…; tặng quà hộ nghèo và ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 225,75 triệu đồng. Tổng chi các hoạt động “Vì người nghèo” trong 5 năm là 20,542 tỷ đồng. Các hoạt động trên đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,55% năm 2016 xuống còn 0,56% năm 2019. Năm 2020, huyện Gia Lâm không còn hộ nghèo, còn 876 hộ cận nghèo, đến 01/7/2020 giảm 54 hộ còn 822 hộ cận nghèo (tỷ lệ 1,09%), đang tiếp tục rà soát để phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm hộ cận nghèo vào năm 2020.

Cùng với đó, chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị văn hóa được nâng lên: Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 93,1% (chỉ tiêu >90,0%); tỷ lệ thôn (làng) văn hóa đạt 92,1% (chỉ tiêu >66,0%); tỷ lệ tổ dân phố văn hóa đạt 87,5% (chỉ tiêu >76,0%). Trong 5 năm, toàn huyện đã vận động ủng hộ được trên 15,8 tỷ đồng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, luôn đạt và vượt kế hoạch giao. Từ năm 2016-2020, đã hỗ trợ xây sửa 480 nhà tình nghĩa ở cho người có công trị giá 27,999 tỷ đồng. Tặng 861 sổ tiết kiệm trị giá 1.249 tỷ đồng.

Gốm Bát Tràng – Một sản phẩm làng nghề truyền thống ở Gia Lâm.

Đáng chú ý, MTTQ các cấp đã đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh. Từ năm 2016 đến tháng 10/2020, 100% UBMTTQ các xã, thị trấn tổ chức được 176 hội nghị phản biện xã hội, gửi 432 dự thảo văn bản đối với dự thảo kế hoạch năm trật tự văn minh đô thị, cải cách TTHC, kế hoạch phát triển KT-XH, ANQP, giải quyết đơn thư, Quản lý đất công, Công tác cấp GCNQSDĐ; Đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, kế hoạch nâng cao chất lượng công tác VSMT… Ban Thường trực MTTQ huyện và cơ sở đã tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân, phối hợp tổ chức 92 hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội. Ngoài ra UBND huyện và cơ sở tổ chức 218 cuộc đối thoại chuyên đề (trong đó cấp huyện 111 cuộc và cấp xã 107 cuộc). 100% cơ sở đặt 165 hòm thư góp ý tại trụ sở xã, thị trấn và nhà văn hóa các khu dân cư.

Ban Thường trực MTTQ huyện đã tổ chức 16 đoàn giám sát độc lập, giám sát 89 cuộc về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, công tác rà soát hộ nghèo, công tác quản lý về an toàn thực phẩm, thực hiện QCDC ở cơ sở, giám sát việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân 3 xã đối với công tác xây dựng NTM, sự lãnh đạo của cấp ủy đối với việc thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, kiểm tra giám sát công tác quản lý, sử dụng quỹ “Vì người nghèo”…

Ban giám sát đầu tư cộng đồng tập trung giám sát 955 công trình xây dựng trung tâm văn hóa, đường giao thông nông thôn, Hệ thống thoát nước, đường nội đồng, kênh mương và các hạng mục công trình xây dựng nông thôn mới…Qua giám sát, đã phát hiện 61 công trình, dự án vi phạm, đã kịp thời kiến nghị trực tiếp với chủ đầu tư và có văn bản đề nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả 5 nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” gắn với thực hiện các phong trào thi đua: Phong trào ”Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”, phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào “Vì môi trường xanh sạch đẹp”; tiếp tục nâng cao các tiêu chí xây dựng NTM. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tổ chức hiệu quả các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, tăng cường hoạt động TTND, giám sát đầu tư cộng đồng; phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ Mặt trận tổ quốc các cấp và nhân dân; Phối hợp tổ chức thành công kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Xuân Thanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *