Là vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở cửa ngõ phía Đông của Thủ đô, huyện Gia Lâm là nơi giao thoa văn hóa Thăng Long – Kinh Bắc với nhiều làng nghề truyền thống lâu đời và con người cần cù, sáng tạo.
Thực hiện Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2016 – 2020” và Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Gia Lâm đã tập trung triển khai, tổ chức thực hiện đạt được những kết quả quan trọng, đặc biệt với việc tổ chức thực hiện Quy tắc ứng xử (QTƯX) nơi công cộng trên địa bàn Thành phố và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Từ năm 2017 đến nay, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành và triển khai tới các phòng, ban, ngành, đoàn thể thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn nhiều văn bản về thực hiện 02 Bộ QTƯX đảm bảo cho 2 Bộ Quy tắc được triển khai sâu rộng, tạo sự lan tỏa trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp thuộc huyện cũng như nhân dân trên địa bàn.
Công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt 02 bộ QTƯX được huyện Gia Lâm tích cực triển khai thực hiện. Huyện đã tổ chức 01 hội nghị tại huyện và 03 hội nghị tại 3 cụm thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện phổ biến, quán triệt đến 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện về nội dung của QTƯX. UBND huyện Gia Lâm phối hợp với Ban trị sự phật giáo huyện tổ chức Hội nghị tọa đàm“Không gian di tích Chùa – Bảo tồn và phát huy” trong đó đưa ra thảo luận các nội dung và giải pháp thực hiện nếp sống văn hóa, quy tắc ứng xử tại các di tích và nơi thờ tự.
Nội dung cơ bản của QTƯX được phát đến 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện để tại bàn, vị trí làm việc; in 343 bảng nội dung QTƯX gửi tới các phòng, ban, ngành, đoàn thể thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn để treo, đặt tại các vị trí dễ thấy, thuận lợi. 100% cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn thực hiện nghiêm 10 yêu cầu đối với cán bộ, công chức, viên chức khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức và cá nhân.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính huyện, thị trấn đã in, photocopy tờ gấp, đặt tại bàn viết hồ sơ, phát cho người dân khi tới bộ phận. Thực hiện tuyên truyền tờ gấp tóm tắt nội dung QTƯX nơi công cộng tới các thôn, tổ dân phố thông qua các hội nghị, cuộc họp, các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề…; in và phát 73.000 tờ gấp tới từng tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn. Các thôn, tổ dân phố thực hiện thành công tọa đàm về thực hiện có hiệu quả QTƯX nơi công cộng tại địa phương…
Năm 2018, huyện Gia Lâm đã tổ chức hội thi tuyên truyền QTƯX nơi công cộng với 14/22 xã, thị trấn tổ chức thành công hội thi cấp cơ sở. Huyện đoàn Gia Lâm đã tổ chức 07 buổi tuyên truyền với hơn 800 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia; Tổ chức Tọa đàm “Nét đẹp văn hóa ứng xử nơi công cộng trong thanh niên” với hơn 300 lượt đoàn viên, thanh niên hưởng ứng. Đặc biệt, Cụm đoàn Nam Đuống đã tổ chức hội thi “Tuyên truyền Văn hóa ứng xử nơi công cộng trong thanh niên” dưới hình thức sân khấu hóa với sự tham gia của 07 đội thi đến từ các Đoàn xã trọng cụm đoàn Nam Đuống.
Trong 2 năm 2018, 2019, Hội LHPN huyện Gia Lâm đã thực hiện cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” đến 100% các cơ sở và cán bộ hội viên với các nội dung cụ thể: thanh lịch văn minh trong giao tiếp, văn minh ứng xử trong gia đình, văn hóa ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”, tuyên truyền thực hiện QTƯX của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan của thành phố Hà Nội và QTƯX nơi công cộng… cho 1.377 (100%) cán bộ chi, tổ hội và trên 48.000 lượt cán bộ, hội viên.
Bên cạnh đó, Liên đoàn lao động huyện triển khai tổ chức Hội thi nét đẹp văn hóa công sở; Hội Nông dân huyện Gia Lâm tổ chức Hội thi tìm hiểu Quy tắc ứng xử nơi công cộng với chủ đề “Nông dân Hà Nội-Thanh lịch-Hiểu biết-Năng động-Nghĩa tình-Kỷ cương”; Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức sinh hoạt chuyên đề tọa đàm, thảo luận các giải pháp xây dựng “Văn hóa ứng xử của thanh, thiếu nhi Gia Lâm” gắn với chủ đề “Xây dựng nhà trường Xanh-Sạch-Đẹp” đối với 100% các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.
Tại các địa phương trên địa bàn huyện Gia Lâm cũng tích cực đẩy mạnh việc tuyên truyền 02 bộ QTƯX. UBND các xã, thị trấn chỉ đạo hướng dẫn lập nhóm zalo, facebook làm kênh tuyên truyền 2 bộ QTƯX tới cán bộ, công chức, người lao động tại đơn vị; lồng ghép nội dung tuyên truyền QTƯX trong các buổi họp của xã và các thôn, tổ dân phố; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện quy tắc ứng xử trong các buổi sinh hoạt chi bộ, giao ban bí thư, giao ban trưởng thôn, họp cơ quan thường kỳ hàng tháng; nghiêm túc phê bình, chấn chỉnh và xử lý kịp thời đối với cán bộ, công chức, người lao động vi phạm trong thực hiện quy tắc ứng xử, làm căn cứ đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan.
Với những nỗ lực trong việc tuyên truyền thực hiện, bước đầu, Bộ QTƯX nơi công cộng đã định hướng nhằm hình thành chuẩn mực đạo đức, phù hợp với giá trị văn hóa chung, đảm bảo tính thực tiễn và đặc thù trong bối cảnh phát triển hiện đại của thời kỳ hiện nay. Góp phần vào việc giữ gìn những nét thanh lịch của người Hà Nội vừa tạo được sự hài hòa với sự phát triển của cuộc sống hiện đại UBND các xã, thị trấn vận động các tổ chức, gia đình trên địa bàn cam kết thực hiện QTƯX nơi công cộng gắn với việc thi đua xây dựng giađình văn hóa, thôn văn hóa, tổ dân phố văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thônmới, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Các tổ chức, cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, tham quan, học tập trên địa bàn huyện Gia Lâm đã thường xuyên tự kiểm tra, giám sát cá nhân tại tổ chức mình trong việc thực hiện QTƯX. Các cá nhân tự giám sát đồng nghiệp, bạn học, khách tham quan… tại các nơi công cộng khi tham gia, nhắc nhở, báo đến cấp có thẩm quyền khi tổ chức, cá nhân vi phạm QTƯX, vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, với việc thực hiện QTƯX của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, tạo chuyển biến mạnh mẽ vềlề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp trong thực thi chức trách, nhiệm vụ; có phong cách ứng xử văn minh; xây dựng nền nếp, ý thức tôn trọng kỷ luật, kỷ cương hành chính, tuân thủ các quy định trong hoạt động công vụ. Việc đẩy mạnh thực hiện bộ QTUX cũng đã đẩy mạnh được việc tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên tạo sự đột phá trong việc chấp hành kỷ cương của các cơ quantrong hệ thống chính trị, từ đó lan tỏa tới cộng đồng xã hội.
Vy Vy