Tin quốc tế

Pháp xây dựng khối liên minh hùng hậu để bảo vệ di sản văn hóa

Ông Hollande tuyên bố Pháp sẽ bắt đầu kiểm soát nhập khẩu các tác phẩm từ hoạt động khảo cổ học và tạo hành lang pháp lý mở cho các bộ sưu tập ở các bảo tàng và các sản phẩm được thu lại không rõ nguồn gốc tại Pháp.

Nhiều hoạt động hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền các nước châu Âu, các địa điểm lưu giữ tài sản văn hóa đang gặp nguy hiểm và các luật được củng cố chống nạn buôn lậu là một trong số 50 biện pháp “cứng rắn và nhiều tác dụng” do tổng thống Pháp, Francois Hollande tuyên bố nhằm bảo tồn các di sản văn hóa tại Irag và Syria. Nhiều đề xuất đã được UNESCO đưa ra tại rất nhiều cuộc họp quốc tế. Chính phủ Pháp sẽ tạo nên sự khác biệt?

Giám đốc của bảo tàng Louvre, Jean-Luc Martinez (thứ ba bên phải) với Tổng thống François Hollande
và Bộ trưởng Văn hóa Pháp, Fleur Pellerin thăm quan các cổ vật Assyrian của bảo tàng Pháp.

Ông Hollande tuyên bố Pháp sẽ bắt đầu kiểm soát nhập khẩu các tác phẩm từ hoạt động khảo cổ học và tạo hành lang pháp lý mở cho các bộ sưu tập ở các bảo tàng và các sản phẩm được thu lại không rõ nguồn gốc tại Pháp.
Các đề nghị đã được đưa ra trong báo cáo do Giám đốc Louvre, Jean-Luc Martinez và do ông Hollande trình bày tại Hội nghị toàn thể các nước thuộc UNESCO diễn ra vào ngày 17 tháng 11. Phát biểu chỉ sau bốn ngày sau khi diễn ra cuộc tấn công khủng bố tại trung tâm Paris, ông Hollande nhấn mạnh rằng “sự bức xúc từ sự phá hoại tại Trung Đông” có thể châm ngòi cho sự đáp trả trên toàn cầu chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp.

Các công trình kiến trúc nổi tiếng cũng nằm trong khối di sản khổng lồ.

d31345111297

Tháp Effel

di san

Toà lâu đài Foix

di-san2_jpgm

Thành phố cổ Mirepoix

Tài liệu được gửi tới tất cả các bộ trưởng văn hóa tại Brussels. Một trong số các khuyến nghị được đưa vào trong nội dung thảo luận bao gồm mở rộng danh sách đỏ của “Hội đồng Bảo tàng thế giới” và “các địa điểm thiết lập hồ sơ tài liệu và làm danh mục”. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu nhấn mạnh rằng một số sản phẩm thu hồi được đăng ký về mặt nội dung, và Luxembourg, chủ trì cuộc họp đã chú trọng tới việc không đề cập trường hợp của các cảng tự do.
Các bộ trưởng văn hóa hai nước Pháp và Đức, Fleur Pellerin và Monika Grutters cam kết gặp gỡ trao đổi nhằm tăng cường hợp tác tại châu Âu chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp. Các cuộc thảo luận đều đưa ra một hệ thống các đề xuất chung giữa các bộ quản lý đồ cổ đại dương của Louvre và Bảo tàng Pergamon tại Berlin. Louvre cũng có kế hoạch hợp tác các chương trình đào tạo cho các nhà khảo cổ học và các chuyên gia về bảo tàng tại Iraq với Bảo tàng Anh tại London.
Ông Martinez tin rằng báo cáo này sẽ cung cấp nền tảng cho kế hoạch hành động toàn cầu nhằm bảo tồn các di sản văn hóa tại các khu vực có xảy ra chiến tranh. Theo quan điểm của ông, Pháp không còn nghi ngờ về trách nhiệm đặc biệt của nước này trong các vấn đề nêu trên và đã thực sự đảm nhận vai trò đi đầu trong các hoạt động này. Tuy nhiên, ông cũng yêu cầu chính quốc gia này tuân theo các hiệp ước quốc tế như Hiệp ước Hague về Bảo vệ các tài sản văn hóa trong Sự kiện xung đột vũ trang và Hiệp định năm 1970 của UNESCO đồng thời cũng đảm bảo rằng chúng sẽ được dịch sang luật pháp quốc gia.
Kêu gọi ký kết Hiệp định Hague
Đặc biệt, ông Martinez đang gây áp lực nhằm phê chuẩn Nghị định thư thứ hai tăng cường Hiệp định Hague có hiệu lực từ năm 2004, tuy nhiên Pháp cũng như Vương Quốc Anh từ chối tham gia Hiệp định này. Các quốc gia này cũng từ chối tham gia Hiệp định Unidroit 1998 (về việc hoàn trả quốc tế những tài sản văn hóa bị đánh cắp hay xuất khẩu trái phép) quy định các biện pháp bảo tồn di sản văn hóa cho thị trường nghệ thuật và các bộ sưu tập cá nhân. Đề xuất khác là thành luật một quỹ quyên tặng cho hoạt động bảo vệ và tái xây dựng di sản mặc dù quỹ như vậy hiện đang hoạt động và do UNESCO quản lý. Đề xuất của ông Martinez có thể khó thuyết phục các quốc gia khác bắt đầu thực hiện khi xem xét sự do dự của họ trong thực hiện nhiều hiệp ước hiện đang có hiệu lực.
Báo cáo của ông cũng nhấn mạnh rằng nạn buôn lậu các sản phẩm văn hóa góp phần tăng các nguồn lực của các đối tượng cực đoan hiện vẫn tồn tại ở Syria và Irag. Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã thành lập cơ cấu quản lý nhằm kiểm soát và phá hủy nguồn lực này mặc dù phạm vi doanh thu chỉ sử dụng cho việc đầu cơ các tài sản từ thiên nhiên và không tính toán được. Các đề xuất này do ông Martinez đưa ra có thể tạo sự khác biệt nhất nhưng cũng là những biện pháp khó khăn nhất để thực hiện như xuất bản “danh sách đen” các điểm mua bán trái pháp luật. Ông tố cáo vai trò của các điểm buôn bán tự do tại Geneva, Luxembourg và Singapore và những cảng biển tự do được thiết lập tại Trung Quốc. Ông kêu gọi thành lập Ban Giám sát châu Âu với nhiệm vụ xác định các lộ trình và biện pháp được sử dụng từ những tay buôn lậu, theo dõi các thị trường nghệ thuật và xây dựng cơ sở dữ liệu về các đồ tạo tác văn hóa đã bị ăn cắp hoặc bị tịch thu. Ông kêu gọi sự phối hợp của các luật pháp quốc tế để đưa ra các hình phạt nghiêm khắc hơn cho những kẻ buôn lậu.
Ông Martinez phát biểu “Những kẻ cực đoan muốn phá hủy quá khứ và xóa sạch mọi ký ức của toàn bộ các dân tộc.” Ông cũng nhấn mạnh rằng “liên minh các nhà hoạt động văn hóa” cần phải được thiết lập.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *