Quy tắc ứng xử

Phú Xuyên thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

            Trong những năm qua, thực hiện Quyết định 308/QĐ-TTg, ngày 25/11/2005, của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, huyện Phú Xuyên đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định trong việc thực hiện nếp sống […]

            Trong những năm qua, thực hiện Quyết định 308/QĐ-TTg, ngày 25/11/2005, của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, huyện Phú Xuyên đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong cộng đồng, từ đó, đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến rõ nét.

 

Phú Xuyên phát huy và bảo tồn các lễ hội truyền thống

Hàng năm, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của thành phố, huyện về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Phòng Văn hóa Thông tin huyện đã phối hợp với các phòng, ban, ngành, cán bộ phụ trách văn hóa các xã, thị trấn đôn đốc, theo dõi việc thực hiện, gắn việc thực hiện Quyết định với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tăng cường hướng dẫn cơ sở bổ sung nội dung quy định về việc cưới, việc tang vào quy ước thôn, làng, phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương.

Đối với việc cưới, Huyện đoàn đã phát huy vai trò nòng cốt trong triển khai xây dựng mô hình và tổ chức các đám cưới theo mô hình “5 không”. Các đoàn thể đã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến từng thôn, xóm, làm cho mỗi cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân hiểu rõ nội dung của các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp, các ngành; nắm tình hình chủ động trực tiếp gặp gỡ các gia đình, các đôi nam nữ chuẩn bị tổ chức đám cưới để vận động, tuyên truyền việc thực hiện cưới văn minh, tiết kiệm. 100% số đám cưới thực hiện đúng Luật Hôn nhân và gia đình với các nghi lễ được tổ chức trang trọng, thủ tục đơn giản, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo vui tươi, phấn khởi, phù hợp với thuần phong mỹ tục của địa phương. Trong đám cưới không còn hiện tượng đem thuốc lá mời khách, hạn chế tình trạng uống rượu say gây rối trật tự.

Đặc biệt, cán bộ, đảng viên, công chức khi tổ chức lễ cưới của bản thân hoặc con đều báo cáo với thủ trưởng cơ quan, chi bộ về thời gian, hình thức tổ chức, số lượng khách mời… không lợi dụng việc cưới để nhận quà biếu, không sử dụng công quỹ cơ quan làm quà mừng. Đám cưới của cán bộ, đảng viên tiến bộ hơn những năm trước, nhiều đám cưới mời khách có chọn lọc, không mời vào giờ làm việc… Các lễ nghi theo phong tục trước và sau khi cưới được tổ chức giản tiện, trang phục cô dâu, chú rể theo truyền thống dân tộc được đôi bạn trẻ  khôi phục, mang đậm bản sắc dân tộc. Không có hiện tượng tảo hôn, thách cưới, phô trương hình thức. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã nêu cao tính tiền phong, gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh.

Trong việc tang, đa số các đám tang đã thực hiện đúng các quy định, giảm các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Tỷ lệ gia đình thực hiện hình thức hoả táng đã tăng hàng năm. Đồng thời, các xã, thị trấn đã tiến hành tổ chức lễ tang cho những người mất, trong đó, 100% các đám tang không kéo dài quá 2 ngày, không tổ chức ăn uống đãi khách rộng. Năm 2016, toàn huyện đã vận động thực hiện “Tang văn minh tiến bộ” được 362 ca hỏa táng, đạt 41,8%, huyện đã trích kinh phí hỗ trợ gần 2 tỷ đồng.

Trong việc tang, đa số các đám tang đã thực hiện đúng các quy định, giảm các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Tỷ lệ gia đình thực hiện hình thức hoả táng đã tăng hàng năm. Đồng thời, các xã, thị trấn đã tiến hành tổ chức lễ tang cho những người mất, trong đó, 100% các đám tang không kéo dài quá 2 ngày, không tổ chức ăn uống đãi khách rộng. Năm 2016, toàn huyện đã vận động thực hiện “Tang văn minh tiến bộ” được 362 ca hỏa táng, đạt 41,8%, huyện đã trích kinh phí hỗ trợ gần 2 tỷ đồng.

Điểm đổi mới rõ nhất ở huyện Phú Xuyên là hoạt động lễ hội. Toàn huyện có 112 di tích văn hóa được các cấp công nhận và xếp hạng. Trong đó, có 51 lễ hội truyền thống (4 lễ hội diễn ra tại đền, 44 lễ hội diễn ra tại Đình, 2 lễ hội diễn ra tại chùa). Tất cả các lễ hội này được tổ chức với quy mô cấp xã, thôn.Các lễ hội trên địa bàn huyện đều thực hiện theo đúng quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đảm bảo vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và mang đậm dấu ấn lịch sử của địa phương, không có hành vi mê tín dị đoan, không vi phạm pháp luật. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội được coi trọng, hiện tượng đốt vàng mã, lên hương tại các lễ hội đã được bà con lưu ý hơn trước, việc chèo kéo khách du lịch, đặt tiền, ép giá tại các lễ hội cũng đã giảm thiểu. Đặc biệt phần lễ được tổ chức trang trọng kết hợp hài hòa giữa nghi lễ truyền thống và hiện đại. Phần hội nhiều địa phương đã khai thác được các trò chơi truyền thống dân gian mang dấu ấn đậm nét của quê hương góp phần khai thác, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh, vui chơi giải trí của đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Có thể khẳng định, việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện Phú Xuyên những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn, nâng cao nhận thức cho người dân.

Lễ hội truyền thống làng Cát Bi

Thu Công

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *