Sáng 19/7, tại nhà văn hóa thôn Đồng Rằng, xã Đông Xuân, UBND huyện Quốc Oai tổ chức khai mạc lớp tập huấn cồng chiêng cho đồng bào dân tộc thiểu số hai xã Đông Xuân và Phú Mãn. Dự lớp tập huấn có đại diện lãnh đạo văn phòng HĐND&UBND huyện, đại diện lãnh […]
Sáng 19/7, tại nhà văn hóa thôn Đồng Rằng, xã Đông Xuân, UBND huyện Quốc Oai tổ chức khai mạc lớp tập huấn cồng chiêng cho đồng bào dân tộc thiểu số hai xã Đông Xuân và Phú Mãn.
Dự lớp tập huấn có đại diện lãnh đạo văn phòng HĐND&UBND huyện, đại diện lãnh đạo Trung tâm văn hóa thông tin huyện, đại diện lãnh đạo xã Đông Xuân cùng đông đảo thành viên đội Cồng chiêng của xã Đông Xuân và xã Phú Mãn.
Các đại biểu dự lớp tập huấn
Tại lễ khai mạc lớp tập huấn, đội Cồng chiêng hai xã Đông Xuân và Phú Mãn đã biểu diễn một số tiết mục cồng chiêng như: “Đi đường”, “Bông trắng -bông khổ”, “Doổy dểy”, “Loóng 3”… hấp dẫn và thu hút.
Tại lớp tập huấn, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian dân tộc Mường, Giám đốc Bảo tàng lịch sử văn hóa Mường Bùi Thanh Bình đã trực tiếp truyền đạt những đặc trưng của chiêng Mường, sự gắn bó mật thiết giữa chiêng với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Mường. Đồng thời các học viên cũng được hướng dẫn về các giai điệu chính của cồng chiêng, kỹ thuật, các hợp âm, cách diễn tấu và những bài chiêng cổ của đồng bào dân tộc Mường. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian dân tộc Mường, Giám đốc Bảo tàng lịch sử văn hóa Mường Bùi Thanh Bình đã trực tiếp truyền đạt những đặc trưng của chiêng Mường, sự gắn bó mật thiết giữa chiêng với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Mường. Đồng thời các học viên cũng được hướng dẫn về các giai điệu chính của cồng chiêng, kỹ thuật, các hợp âm, cách diễn tấu và những bài chiêng cổ của đồng bào dân tộc Mường.
Tiết mục biểu diễn của đội Cồng chiêng Đông Xuân
Phát biểu tại buổi khai mạc, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện đã phát biểu mong muốn cùng với sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Các học viên sắp xếp thời gian, công việc tham gia học tập đầy đủ để lĩnh hội những kiến thức về diễn tấu chiêng. Các địa phương cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện để các học viên tập huấn đạt kết quả cao.
Thời gian tập huấn diễn ra trong 09 ngày. Kết thúc đợt tập huấn, sẽ có kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các đội thông qua thực hành diễn tấu Cồng chiêng.
Thông qua lớp tập huấn, các học viên nắm được kỹ thuật đánh chiêng và hiểu sâu sắc hơn về chiêng Mường, từ đó đánh chiêng thuần thục hơn, đồng thời truyền dạy cho con, cháu trong gia đình, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của Người dân tộc Mường trên địa bàn huyện Quốc Oai.
Ngọc Giang – Nguyễn Khải – Quốc Hưng