Người dân Thủ đô đang sống trong tuần lễ đặc biệt, kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội tròn 1010 năm tuổi. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật, pano áp phích rộn ràng tại các cửa ngõ của Thủ đô. Nhưng chắn chắn bề dày tuổi tác của mảnh đất này không chỉ qua […]
Người dân Thủ đô đang sống trong tuần lễ đặc biệt, kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội tròn 1010 năm tuổi. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật, pano áp phích rộn ràng tại các cửa ngõ của Thủ đô. Nhưng chắn chắn bề dày tuổi tác của mảnh đất này không chỉ qua những sự kiện bề nổi, mà còn tiềm ẩn ở những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, ở nét ứng xử thanh lịch văn minh.
Với những người sống ở Hà Nội từ thuở bé, thường có phần tiếc nuối nét xưa. Đó là một Hà Nội không xô bồ, ở mức dân số hơn 1 triệu người, cách ứng xử mang tính thanh tao, nhẹ nhàng và khuôn mẫu. Theo như nhà thơ Bằng Việt, từ năm 1954, mảnh đất Hà Nội đón nhận cuộc di dân từ các tỉnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đến nay, Hà Nội còn đón nhận xu thế hội nhập với thế giới mạnh mẽ nhất cả nước. Chính vì vậy, văn hóa con người Hà Nội không còn là hình ảnh quen thuộc: Ra đường áo dài, khăn thếp, ăn nói nhẹ nhàng. Nhiều người tiếc nuối vì sự thay đổi này. Nhưng nhìn nhận một cách khách quan, văn hóa ứng xử Hà Nội vẫn có nét hay, nét tinh túy riêng, đó là sự kết tụ tinh hoa của bao xứ khác về đây.