Trình diễn cồng chiêng chào đón khách tại Làng. Các hoạt động với sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 13 dân tộc, nghệ sĩ, diễn viên, sinh viên, gồm: 13 dân tộc đang hoạt động hàng ngày là dân tộc Mông (Hà Giang), dân tộc Khơ Mú (Nghệ An), dân tộc Thái […]
Các hoạt động với sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 13 dân tộc, nghệ sĩ, diễn viên, sinh viên, gồm: 13 dân tộc đang hoạt động hàng ngày là dân tộc Mông (Hà Giang), dân tộc Khơ Mú (Nghệ An), dân tộc Thái (Sơn La), dân tộc Tày (Thái Nguyên), dân tộc Mường (Hòa Bình), dân tộc Dao (TP Hà Nội), dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế), dân tộc Ba Na (Gia Lai), dân tộc Xơ Đăng (Kon Tum), dân tộc Raglai (Ninh Thuận), dân tộc Ê Đê (Đác Lắc), dân tộc Khmer (Sóc Trăng); huy động thêm dân tộc Khơ Mú (Nghệ An) về tham gia lễ hội cùng sự tham gia của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam; Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc,…
Chương trình tháng 10 “Mùa về qua những sắc hoa” có nhiều hoạt động như: trồng các loại cây, hoa tăng cường cảnh quan sắc hoa vùng miền tại không gian các làng dân tộc và các địa điểm thu hút du khách; trồng, chăm sóc thung lũng hoa Tam giác mạch tại làng dân tộc Tày; trồng bổ sung cây hoa dã quỳ tại không gian các làng dân tộc Tây Nguyên; trang trí không gian miền Tây sông nước tại bãi cỏ cạnh ao sen chùa Khmer.
Ngoài ra, ở Làng còn có các hoạt động giới thiệu các nghề thủ công truyền thống tại các làng dân tộc như dệt thổ cẩm, thủ công đan lát, giới thiệu những sản phẩm có tính thẩm mỹ, ứng dụng cao trong đời sống, tìm hướng ra cho sản phẩm của đồng bào các dân tộc.
Khách đến tham quan cũng được xem các nghệ nhân trình diễn, giới thiệu về nhạc cụ truyền thống, được trải nghiệm và học thử các nhạc cụ đó, cùng với một số các trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc như: Ném pao, đánh cù của dân tộc Mông; đẩy gậy của dân tộc Mường, tó má lẹ của dân tộc Thái, ném vòng của dân tộc Cơ Tu, đi cà kheo …
Ngoài ra, BTC cũng tái hiện nghi thức dựng nêu của dân tộc Cơ Tu, huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế tại Làng dân tộc Cơ Tu, Khu các làng dân tộc II; Lễ hội cầu mùa dân tộc Khơ Mú tỉnh Nghệ An tại Làng dân tộc Khơ Mú, Khu các làng dân tộc I. Sau phần nghi lễ là phần hội của nhóm nghệ nhân đồng bào dân tộc Khơ Mú huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An với chương trình dân ca dân vũ, trình diễn nhạc cụ, trò chơi dân gian truyền thống. Cùng với đó, Lễ dâng y Kathina cũng được tái hiện tại quần thể chùa Khmer, Khu các làng dân tộc III.
Vào các dịp cuối tuần, khách tham quan còn được thưởng thức một số chương trình nghệ thuật như “Mùa về qua những sắc hoa” của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, chương trình âm nhạc từ truyền thống đến hiện đại với chủ đề về các sắc hoa, “Những bông hoa Làng tôi”, Đờn ca tài tử “Nét duyên quê – lục bình tím” của Nhà hát Cải lương Việt Nam.
Hằng ngày, tại Làng có hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang sinh hoạt hằng ngày tại Làng tại các làng dân tộc Tày, Mường, Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, RagLai, Ê Đê, Khmer. Các nghệ nhân sẽ giới thiệu về nghề thủ công truyền thống và những sản phẩm mang tính ứng dụng và sinh hoạt giúp du khách hiểu, trải nghiệm quy trình của các nghệ nhân được thao tác một trong những công đoạn của quy trình ấy và mua những sản phẩm bà con tự làm.
Khách tham quan cũng được tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…
Du khách còn có thể trải nghiệm chương trình du lịch homestay tại nhà Mường, Tày, Thái tại không gian Khu các làng dân tộc.
Theo Báo Nhân dân