Nghệ thuật

Sân khấu Thủ đô với công nghiệp văn hóa

Hội thảo gồm 3 nội dung: Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường ứng dụng KHCN – phát triển thị trường công nghiệp văn hóa; Thu hút đầu tư và mở rộng giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế. Gần 10 tham luận đã tham gia đóng góp ý kiến về việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô. Cách thức hoạt động của sân khấu cho các lĩnh vực này.

Ngày 19/4/2022, tại 19 Hàng Buồm, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức hội thảo Sân khấu Thủ đô với công nghiệp văn hóa. Hội thảo gồm 3 nội dung: Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường ứng dụng KHKT – phát triển thị trường công nghiệp văn hóa; Thu hút đầu tư và mở rộng giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế. Gần 10 tham luận đã tham gia đóng góp ý kiến về việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô. Cách thức hoạt động của sân khấu cho các lĩnh vực này.

Phát biểu tại hội thảo, NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội cho rằng, đây là cuộc hội thảo cần thiết với sự phát triển của văn học, nghệ thuật Thủ đô nhằm đáp ứng với thời đại công nghiệp hóa -hiện đại hóa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Đánh giá về thực trạng công nghiệp văn hóa đối với ngành nghệ thuật biểu diễn, NSND Quốc Chiêm cho rằng: Nghệ thuật biểu diễn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và là một bộ phận cốt lõi của công nghiệp văn hóa. Phát triển công nghiệp sân khấu cần chú trọng cả 3 khu vực: Sáng tạo tác phẩm gồm tác giả, đạo diễn; công nghiệp sản xuất gồm tác phẩm, đội ngũ diễn viên, công nghệ kỹ thuật (ánh sáng, âm thanh, thiết kế mỹ thuật…); công nghiệp kinh doanh gồm tổ chức biểu diễn, marketing, phát triển thị trường… Ở Hà Nội nguồn nhân lực của các nhà hát rất đáng lo ngại. Nguồn khán giả cũng cần có nhiều nguồn tiếp cận v.v.. Ngành nghệ thuật biểu diễn đang đối mặt với những thách thức không nhỏ.

NSƯT Nguyễn Văn Trực, dưới góc độ quản lý nhà nước lại khẳng định: Thời gian qua Thành phố đã có nhiều cơ chế, chính sách phát triển văn hóa  và công nghiệp văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của cả trong, ngoài nước. Tuy nhiên, để hiện thực hóa việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa cần có sự vào cuộc, đồng tâm hiệp lực của các cơ quan, tổ chức,các hội văn học nghệ thuật.

NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội cho rằng để sân khấu Hà Nội được coi và làm như một sản phẩm công nghiệp văn hóa thì điều cần đầu tiên và quan trọng nhất là tôn trọng chất văn hóa trong sân khấu…

Bàn về công nghiệp sân khấu, GS.TS Trần Trí Trắc khẳng định: Công nghiệp văn hóa là sự kết hợp giữ khoa học kỹ thuật với sáng tạo của con người trong lĩnh vực văn hóa; là khoa học kỹ thuật đưa văn hóa thành hàng hóa và gắn văn hóa với kinh tế. Công nghiệp văn hóa, dưới góc độ ngành nghề bao gồm: Sáng tạo biểu diễn nghệ thuật, phát hành – xuất bản, phát thanh – truyền hình,điện ảnh, video, quảng cáo…

Nói về việc thu hút đầu tư và mở rộng giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế của sân khấu Thủ đô để đóng góp cho công nghiệp văn hóa, nhiều ý kiến cho rằng sân khấu Hà Nội nên đẩy mạnh xã hội hóa. Các vở diễn phải được đầu tư về nội dung, công nghệ, đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả hiện nay.

Sân khấu Thủ đô vẫn cuốn hút khán giả 

Tại hội thảo, các nghệ sĩ, nhà hoạt động sân khấu cũng chia sẻ và đề ra những giải pháp về xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách… sân khấu Thủ đô đóng góp hiệu quả cho công nghiệp văn hóa.

NSND Quốc Chiêm đã đề ra một số giải pháp như: Cần có sự phát triển đồng bộ giữ yếu tố con người và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các sản phẩm nghệ thuật; hai là xây dựng lại cơ chế tuyển dụng; ba là xây dựng đề án đặt hàng đối với các trường, học viện nghệ thuật Quốc gai để bổ sung vào nguồn nhân lực….

Hội thảo cũng là dịp để một lần nữa khẳng định vai trò to lớn, là động lực để phát triển đất nước và Thủ đô của văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

Quỳnh Anh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *