Di sảnDi tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch25/12/2013

​Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thuộc địa phận phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người (từ ngày 19 tháng 12 năm 1954 đến ngày 02 tháng 9 năm 1969), đồng thời là trụ sở làm việc của Trung ương Đảng và Nhà nước Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945).

Di sảnBia Đề danh tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)25/12/2013

Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long. Trước đây, khu vực này thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc, thuộc làng Thịnh Hào, tổng Yên Hạ, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Hiện nay, di tích thuộc địa bàn 2 quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đây là một trong những di tích có giá trị đặc biệt, phản ánh hết sức sinh động truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền tài của dân tộc ta trong lịch sử ngàn năm văn hiến, trong đó, các bia tiến sĩ hiện còn tại di tích là một di sản văn hóa nổi tiếng và là niềm tự hào của dân tộc. ​

Các loại hình khácTrình diễn dàn nhạc giao hưởng đường phố tại Hà Nội25/12/2013

​Dự án đưa nhạc cổ điển vượt ra ngoài khán phòng phục vụ đông đảo người dân do Nhà xuất bản Âm nhạc phối hợp với, LuaLa và Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam tổ chức. Mục tiêu của dự án âm nhạc này là đưa nhạc giao hưởng đến gần với công chúng, chương trình được biểu diễn miễn phí vào chiều thứ bảy, chủ nhật hàng tuần (từ 17 giờ đến 19 giờ) trong hai tháng 11 và 12/ 2011. Nếu chương trình nhận được phản hồi tích cực, BTC dự kiến sẽ tổ chức thường niên vào các năm tiếp theo.

Các loại hình khácXiếc trung ương thủ đô Hà Nội biểu diễn tại TP.HCM25/12/2013

​Vào 20 giờ các ngày từ 21 đến 29-12, tại rạp xiếc Công viên Gia Định (đường Hoàng Minh Giám, phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM) sẽ diễn ra chương trình xiếc đặc biệt do Liên đoàn Xiếc Việt Nam – Xiếc trung ương thủ đô Hà Nội biểu diễn.

Văn hóa cơ sởMỹ Đức: Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa”25/12/2013

​Thực hiện Nghị quyết TW 5, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, và phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa”, thời gian qua, huyện Mỹ Đức đã tập trung xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức nhiều chương trình cụ thể nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư (KDC), thôn, cơ quan và xã đạt chuẩn văn hóa. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh tại địa phương.

Lễ hộiHội làng Bát Tràng25/12/2013

Bát Tràng là một làng cổ nằm ở bờ bắc sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng huyện Gia Lâm. Hơn 600 năm trước, có người họ Nguyễn từ Vĩnh Ninh (Thanh Hóa) đến đây lập nghiệp. Tiếp đó, 5 cụ họ Lê, Trần, Vương, Phạm, Nguyễn đem gia đình đến vùng 72 gò đất trắng lập phường sản xuất gốm gọi là Bạch Thổ phường. Trải theo năm tháng, nghề gốm ngày càng phát đạt và những người ở Bồ Bát (Ninh Bình) kéo ra ngày càng đông.​