Lễ hội

Hấp dẫn Lễ hội Làng nghề, Phố nghề

​ Không gian làng nghề từ Tây Bắc xa xôi đến Nam Bộ trù phú cùng với bàn tay tài hoa khéo léo của những người thợ, những sản phẩm làng nghề … là những điều thu hút du khách trong Lễ hội Làng nghề, Phố nghề Thăng Long – Hà Nội 2010

“Độc đáo, tinh xảo, công phu” là những gì mà người xem có thể cảm nhận được khi ngắm nhìn các sản phẩm mà những nghệ nhân tài hoa gửi gắm tâm huyết, tình cảm… 

"Rồng thời Lý" bằng gốm  – Kỷ lục Guinness Việt Nam và chiếc chóe lớn nhất Việt Nam của làng gốm Bát Tràng – Ảnh: Chinhphu.vn

 

1 trong 2 mẫu áo dài "Ngàn năm hội tụ" thêu 1.000 phượng được xác lập kỷ lục Việt Nam của nhà thiết kế Lan Hương – Ảnh: Chinhphu.vn

 

Chiếc quạt khổng lồ do bàn tay của những người thợ tài hoa làng nghề mây tre đan của Hà Nội- Ảnh: Chinhphu.vn

 

Bộ 9 tác phẩm điêu khắc gỗ "Linh phẩm Hồn thiêng sông núi" – sản phẩm độc đáo của những nghề nhân tại Gò Nổi, xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam- Ảnh: Chinhphu.vn

Không gian của Lễ hội Làng nghề, Phố nghề Thăng Long – Hà Nội là không gian mở, xem kẽ những làng nghề, phố nghề của mọi miền trên đất nước. Người xem có thể mải mê trước "một nong tằm, năm nong kén, chín nén tơ" của làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội; thả hồn trong không gian nghệ thuật của cố đô Huế hay cảm nhận được một Tây Bắc hoang sơ qua những vuông thổ cẩm của người phụ nữ dân tộc Thái.

Du khách lạc bước vào không gian nghệ thuật của đất Cố đô Huế- Ảnh: Chinhphu.vn

Tái hiện không gian phố Hàng Quạt của Hà Nội 36 phố phường, du khách còn được dạo quanh các phố Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Mã, Lãn Ông… – Ảnh: Chinhphu.vn

Phố ẩm thực níu chân du khách với những món ăn truyền thống 3 miền: bún ốc, bánh cuốn, nem lụi, bánh xèo… Ảnh: Chinhphu.vn

 

Hình ảnh chợ Bến Thành – TP HCM thu nhỏ dẫn du khách vào không gian của những làng nghề Nam Bộ – Ảnh: Chinhphu.vn

 

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm của Tây Bắc hoang sơ – Ảnh: Chinhphu.vn

Một phần không thể thiếu được của Lễ hội là những người thợ thủ công tài hoa, khéo léo và những du khách say mê với nghề truyền thống. Họ đã khiến cho không gian Lễ hội sinh động và hấp dẫn hơn.

Nghệ nhân đầu tiên và duy nhất làm tranh đồng thúc nổi Lê Văn Phú giới thiệu với du khách về quy trình làm dòng tranh đòi hỏi tính mỹ nghệ và tính  mỹ thuật – Ảnh: Chinhphu.vn

 

Bàn tay tài hoa của người thợ trẻ làng nghề dát vàng quỳ Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội – Ảnh: Chinhphu.vn

 

Đôi bạn trẻ chăm chú trước những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng – Ảnh: Chinhphu.vn

 

Thầy lang xem mạch, bốc thuốc – hình ảnh gợi nhớ đến phố Lãn Ông xưa (Lương y Nguyễn Khắc Kế khám bệnh cho khách) – Ảnh: Chinhphu.vn

 

Em bé thích thú trước nong tằm của làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông – Ảnh: Chinhphu.vn

Nụ cười rạng rỡ của du khách quốc tế khi biết đến nghề nặn tò he của làng nghề Xuân La – Ảnh: Chinhphu.vn

Thu Cúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *