Gia đình

Huyện Chương Mỹ triển khai thực hiện Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới trong CNVCLĐ đến năm 2030

Huyện Chương Mỹ chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình CNVCLĐ Thủ đô tiêu biểu”; nhân rộng các mô hình “Gia đình văn hóa tiêu biểu”, “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”, “Gia đình không bạo lực”, “Câu lạc bộ nam giới nói không với bạo lực”… trong xây dựng các thiết chế văn hóa, trong các chương trình giải trí, thể thao nghệ thuật của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…

Thực hiện Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội, Kế hoạch số 03/KH- LĐLĐ ngày 14/1/2022 của Liên đoàn Lao động thành phố về việc thực hiện Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, Liên đoàn Lao động huyện Chương Mỹ xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới trong công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) đến năm 2030.

Theo Kế hoạch, các Công đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Chương Mỹ cần triển khai hiệu quả công tác truyền thông về bình đẳng giới; tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp Công đoàn trong thực hiện hình đẳng giới. Thường xuyên, định kỳ cung cấp thông tin, tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn, nói chuyện chuyên đề,… về bình đẳng giới. Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông trực tiếp, gián tiếp phù hợp với từng đối tượng CNVCLĐ, chú trọng tuyên truyền trực tiếp tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, có đông công nhân lao động còn tồn tại định kiến giới. Huy động người có uy tín, nam giới, thanh thiếu niên tham gia nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới. Tuyên truyền, giới thiệu các mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, điển hình trong chỉ đạo, triển khai, tuyên truyền phổ biến về bình đẳng giới, hỗ trợ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Mở rộng công tác tuyên truyền, truyền thông về bình đẳng giới, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, nhà trường và cộng đồng, thúc đẩy sự tham gia của trẻ em.

Ảnh minh họa

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình CNVCLĐ Thủ đô tiêu biểu”. Nhân rộng các mô hình “Gia đình văn hóa tiêu biểu”, “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”, “Gia đình không bạo lực”, “Câu lạc bộ nam giới nói không với bạo lực”… trong xây dựng các thiết chế văn hóa, trong các chương trình giải trí, thể thao nghệ thuật của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tăng cường hiệu quả hoạt động Công đoàn trong thương lượng, đàm phán với chủ sử dụng lao động về các chính sách liên quan đến công tác bình đẳng giới, chăm lo tốt hơn cho nữ CNVCLĐ. Tổng hợp, đánh giá, biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện Kế hoạch…

Thông qua các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới nhằm thu hút sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống bạo lực gia đình; tạo chuyển biến tích cực trong cộng đồng, huy động sự tham gia của nam giới nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm và sự chia sẻ của họ trong gia đình, làm giảm các hành vi bạo lực gia đình.

Thảo Nhi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *