Tin tức - Sự kiện

Quản lý di sản văn hóa trên địa bàn quận Đống Đa: Đôi điều ghi nhận

Đống Đa là vùng đất cổ của kinh thành Thăng Long ngàn năm văn hiến. Trên địa bàn quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa và những lễ hội truyền thống tiêu biểu của Thủ đô và cả nước.. Những di sản văn hóa đó gắn liền với lịch sử hình thành, phát […]

Đống Đa là vùng đất cổ của kinh thành Thăng Long ngàn năm văn hiến. Trên địa bàn quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa và những lễ hội truyền thống tiêu biểu của Thủ đô và cả nước.. Những di sản văn hóa đó gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Hà Nội và dân tộc như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Đàn Xã Tắc, Y Miếu Thăng Long, gò Đống Đa, đình Thổ Quan, Chùa Láng v.v…

Thống  kê của Phòng VHTT Đống Đa thì địa phương có 76 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 13 di tích cấp Thành phố, 51 di tích lịch sử văn hóa Quốc gia bao gồm 4 di tích thuộc loại hình di tích lịch sử, 1 di tích thuộc loại hình di tích khảo cổ, còn lại là các di tích kiến trúc  nghệ thuật bao gồm có đình, chùa, đền, lăng, miếu, đạo quán v.v.., trong số này có 01 di tích lịch sử văn hóa vừa được công nhận cấp Quốc gia Đặc biệt là Văn Miếu – Quốc tử giám. Quận có 12 lễ hội truyền thống. Các lễ hội trên địa bàn hầu hết còn được bảo lưu hoàn chỉnh cả phần lễ – hội – trò diễn. Các lễ hội có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần, được tổ chức thường xuyên hàng năm, thu hút đông đảo nhân dân tham gia như: Lễ hội Hoàng Cầu, lễ hội Gò Đống Đa, lễ hội đình Kim Liên…

 Làm thế nào để gìn giữ các di sản văn hóa ? Câu hỏi đó không chỉ đòi hỏi trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền mà còn đòi hỏi có sự chung tay của các tầng lớp nhân dân quận Đống Đa nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.

Theo lãnh đạo Phòng VHTT quận, từ khi Luật Di sản Văn hóa có hiệu lực thi hành, với sự kết hợp của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý chuyên môn, ngành đã tuyên truyền trong nhân dân pháp luật về di sản văn hóa.  Trong năm 2016, công tác tuyên truyền về di sản văn hóa được đẩy mạnh, với nhiều hình thức tuyên truyền, đáng lưu ý là tuyên truyền qua hình thức tờ rơi, biên soạn sách, đã in và phát hành 27.000 cuốn quy định thực hiện nếp sỗng văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Ngành văn hóa Đống Đa còn làm tốt việc kiểm kê, tư liệu hoá, xếp hạng di tích, nghiên cứu khoa học về di tích, bảo vệ chống vi phạm di tích, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Cụ thể, đối với di sản văn hoá vật thể: Đống Đa đã thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của UBND quận về tăng cường quản lý di tích và lễ hội. Không để xảy ra cháy nổ, mất mát cổ vật tại di tích. Đối với di sản văn hoá phi vật thể: Quận đã quản lý tốt các lễ hội, bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống. Các phường khi tổ chức lễ hội đều thực hiện đúng Quy chế lễ hội do Nhà nước ban hành, báo cáo chương trình cụ thể về Phòng VH&TT xin ý kiến chỉ đạo về chuyên môn. Phòng VH&TT phân công cán bộ, chuyên viên của phòng đi kiểm tra thực tế tại từng lễ hội, kịp thời xử lý những vi phạm về nếp sống văn minh nơi thờ tự … Đối với lễ hội Gò Đống Đa, hội đền Kim Liên, UBND Quận giao cho Phòng VH&TT có sự chỉ đạo cụ thể về từng chương trình, hoạt động trong lễ hội, đảm bảo tổ chức các phần lễ và hội với tinh thần nghiêm túc, trang trọng, tiết kiệm, văn minh được Sở VHTT&DL và Thành phố đánh giá cao, nhân dân đồng tình ủng hộ.

Công tác kiểm tra khiếu nại, ngăn ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá cũng được chú ý. Trong năm không có đơn thư khiếu nại về di tích, một số thắc mắc có liên quan đến di tích được giải quyết ổn thoả ngay tại di tích Năm 2016, Đống Đa đã tổ chức 127 buổi kiểm tra các hoạt động sinh hoạt tín  ngưỡng, tôn giáo tại các đình, đền, chùa, hoàn thành xếp hạng 01 di tích Quốc gia, 03 di tích cấp Thành phố. Quận cũng làm tốt công tác bảo quản cổ vật, đồ thờ có trong các di tích: nhiều năm không để xảy ra mất mát cổ vật, cháy nổ tại di tích.

          Một kinh nghiệm thực tế  của Đống Đa nhằm bảo tồn di sản văn hóa là tranh thủ  được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự phối hợp nhiệt tình của các ngành và  nhân dân. Đống Đa cũng là địa phương làm tốt việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở địa phương thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hoặc cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn về di sản văn hóa do Sở VHTT Hà Nội tổ chức.

Bên cạnh những mặt thuận lợi và đạt hiệu quả của công tác gìn giữ, phát huy giá trị di  sản văn hóa thì hoạt động này cũng còn gặp nhiều khó khăn bởi tình trạng lấn chiếm di tích ngày một tăng; nhu cầu tham quan khách của du ngày một lớn. Trong năm 2016, ngành VHTT phối hợp với các ngành chức năng tổ chức di dân, giải phóng mặt bằng 04 di tích, tu bổ, tôn tạo 05 di tích v.v.       

1

2

                              Lễ hội Gò Đống Đa

T Quy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *