Thế thao thành tích cao

Hội nghị Sơ kết thực hiện chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, bóng đá Việt Nam còn nhiều điều chưa hài lòng nhưng thời gian qua đã có sự tiến bộ.

Sáng ngày 19/12, tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã diễn ra Hội nghị Sơ kết thực hiện chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Dự Hội nghị có sự tham gia của gần 400 đại biểu đại diện lãnh đạo Bộ VHTTDL, Tổng cục TDTT, lãnh đạo UBND các tỉnh, Sở VHTTDL, lãnh đạo VFF, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực TDTT nói chung, Bóng đá nói riêng. Đặc biệt, Hội nghị vinh dự được đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, bóng đá là một môn thể thao phổ cập và đón nhận sự quan tâm rộng rãi. Người dân Việt nam luôn yêu thích, nhiệt thành cổ vũ và dành sự quan tâm đặc biệt cho bộ môn thể thao vua. Bên cạnh việc nâng cao thể chất của mọi tầng lớp nhân dân, bóng đá còn là một môn hữu hiệu để tăng cường giao lưu xây dựng tình đoàn kết gắn bó mọi tầng lớp nhân dân. Thành tích của ĐT bóng đá cấp Quốc gia có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cáo tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần nâng cao vị thế đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu khai mạc Hội nghị

Việc xây dựng một nền báo đá phát triển có thứ hạng không chỉ là mục tiêu mà còn là đòi hỏi kỳ vọng chung của toàn xã hội. Chính vì thế ngày 08/03/2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020 tần nhìn đến năm 2030”. Trong giai đoạn tới đây, nhằm đẩy mạnh Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam trên, bóng đá Việt Nam sẽ tập trung định hướng phát triển vào 5 phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện gồm: Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý về bóng đá; Đẩy mạnh phát triển bóng đá phong trào, trong đó quan tâm phát triển bóng đá học đường, truyển khai nhân rộng mô hình bóng đá cộng đồng; Tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo vận động viên năng khiếu, vận động viên bóng đá trẻ. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thi đấu bóng đá trẻ; Đẩy mạnh phát triển bóng đá chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng Giải vô địch quốc gia (V-League) và các giải khác trong hệ thông thi đấu bóng đá quốc gia, trên cơ sở đố nâng cao chất lượng và thành tích của các đội tuyển bóng đá quốc gia; Tích cực triển khai phòng chống tiêu cực trong các hoạt động bóng đá, xây dựng môi trường bóng đá trong sạch, lành mạnh.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải báo cáo sơ kết 4 năm triển khai “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Báo cáo đã nêu bật những thành tích đã đạt được trên các mặt của Bóng đá Việt Nam sau 4 năm thực hiện chiến lược đó là về phát triển Bóng đá phong trào: hiện cả nước ó gần 4000 CLB Bóng đá phong trào (những địa phương có phong trào phát triển mạnh là Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế). Năm 2016, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã được AFC trao giải thưởng Bóng đá phong trào hạng mục phát triển nhất. Tiếp đến năm 2017, AFC trao cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam giải thưởng Liên đoàn phát triển của năm và trao cho dự án Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam giải thưởng “Giấc mơ châu Á”.
Đặc biệt, về thành tích của các đội tuyển quốc gia cũng đạt được những bước tiến nổi bật sau 4 năm thực hiện chiến lược đó là tại ASIAD 17 năm 2014, đội tuyển U23 nam đã giành quyền vào vòng 1/8; đội tuyển nữ giành vị trí thứ 4. Trong năm 2016, các đội tuyển U19 đực tham dự vòng chung kết giải U20 thế giới, Bóng đá Futsal vào vòng tứ kết giải VĐ Bóng đá thế giới, đội tuyển U15 vô địch giải U15 ĐNA. Năm 2017, có 6 đội tuyển giành quyền tham dự VCK các giải châu á (đội tuyển nam, nữ quốc gia, đội tuyển U23 quốc gia, U19 quốc gia, U16 quốc gia và Futsal nam quốc gia). Bên cạnh đó, đội tuyển U15 quốc gia cũng xuất sắc giành ngôi vô địch ĐNA năm 217, đội tuyển nữ quốc gia giành HCV SEA Games 29, đội tuyển Futsal nữ giành HCB, đội tuyển Futsal nam giành HCĐ SEA Games 29…

Hội nghị có sự tham dự của các lãnh đạo ngành TDTT, các chuyên gia bóng đá

Bên cạnh đó, công tác phát triển Bóng đá chuyên nghiệp, hoàn thiện nâng cao chất lượng các giải Bóng đá chuyên nghiệp cũng có những bước tiến đáng kể. Hiện cả nước có 55 CLB Bóng đá đỉnh cao, trong đó có 14 CLB chuyên nghiệp, 10 CLB hạng Nhất, 14 CLB hạng Nhì, 7 CLB Bóng đá nữ, 10 CLB Futsal. Hệ thống Bóng đá chuyên nghiệp đang dần được hoàn thiện và bước đầu mở rộng về số lượng, nâng cao chất lượng các CLB Bóng đá chuyên nghiệp theo tiêu chí của Liên đoàn Bóng đá thế giới.
Ngoài những kết quả nổi bật trên, báo cáo cũng thẳng thắng chỉ ra 10 tồn tại, yếu kém của Bóng đá Việt Nam. Đây cũng chính là những vấn đề nhận được sự quan tâm của các thành viên tham dự Hội nghị. Hội nghị cũng đã được nghe 14 tham luận về một số vấn đề như:̀ kinh nghiệm triển khai thực hiện chiến lược phát triển Bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tại tỉnh Thanh Hóa; Công tác định hướng, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; Công tác trọng tài Bóng đá – thực trạng và giải pháp; Bóng đá học đường tại Tp Hồ Chí Minh; Một số giải pháp phát triển Bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam…
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao những kết quả mà Bóng đá Việt Nam đã đạt được. Tuy nhiên, thực trạng của Bóng đá Việt Nam vẫn còn những tồn tại, yếu kém và phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Chính vì vậy, tại buổi sơ kết này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị cần phải chỉ ra rõ trọng tâm phát triển của Bóng đá Việt Nam là gì: “Phải chăng là bóng đá trẻ, bóng đá phong trào, hay trọng tâm là bộ máy LĐBĐ Việt Nam, là giải chuyên nghiệp? Chỗ nào làm tốt rồi, chỗ nào còn yếu? Ban tổ chức giải chuyên nghiệp làm tốt chưa, đã chuyên nghiệp chưa, đẹp chưa, có hay không việc cho điểm, nhường điểm? còn vỗ vai, nể nhau nhau không, đã đá thật chưa? Bạo lực sân cỏ rõ ràng không đẹp rồi, giờ chúng ta bàn là xấu đến mức nào thôi. Tại sao bóng đá thiếu nhi, phong trào khán giả đến đông mà giải chuyên nghiệp lại vắng thế? Công tác trọng tài đã chuẩn chưa, có thiên vị không?”.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, việc chỉ rõ cụ thể̃ những bất cập, nguyên nhân vì sao và cần nhìn nhận nghiêm khắc từng nhiệm vụ, mục tiêu đã đạt được, chưa đạt được đặt ra trong Chiến lược để quy rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân… Và việc này không phải để trì trích, đổ vấy cho nhau mà là để cùng tìm ra tiếng nói chung vì sự phát triển của Bóng đá Việt Nam.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, để Bóng đá Việt Nam phát triển theo chuyên nghiệp thì lộ trình phải rất nền tảng, khoa học theo thông lệ quốc tế, phải có lộ trình mà đã theo lộ trình thì phải kiên trì, quyết liệt. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, những gì thu được tại Hội nghị sơ kết này cá nhân ông chưa thấy thỏa đáng, bởi vậy rất mong sẽ nhận được những ý kiến của các nhà chuyên môn về những tâm đắc, những kiến nghị…”Anh em ở đây chắc chắn tâm huyết nhiều như tôi, hiểu biết bóng đá chắc chắn nhiều hơn tôi, làm sao chúng ta tập hợp ý kiến, rút ra gì đó có ích cho tương lai. Ai gặp tôi cũng nói người Việt Nam rất yêu bóng đá thì không có lý gì mà nói chúng ta không có tiềm năng phát triển được”. Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

M.T

Theo Thể thao ngày nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *