Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích

Thủ tục Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích
Trình tự thực hiện
1 Mục đích:

Quy trình quy định trình tự tổ chức tiếp nhận nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đảm bảo công khai minh bạch thủ tục hành chính; kiểm soát chặt chẽ các bước thực hiện.

2 Phạm vi:

Áp dụng đối với thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Cán bộ, công chức thuộc phòng Quản lý di sản, các phòng ban/cơ quan liên quan thuộc Sở Văn hóa và Thể thao chịu trách nhiệm thực hiện và kiểm soát quy trình này.

3 Nội dung quy trình
3.1 Cơ sở pháp lý
  1.  Luật Di sản văn hoá số 28/2001/ có hiệu lực từ ngày 01/1/2002;

2.  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá năm 2009;

3.  Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá;

4.  Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19/02/2004 của Bộ Văn hoá-Thông tin hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

5.  Thông tư 07/2011/TT-BVHTTDL, ngày 07/ 6/ 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

6.  Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về việc quy định về điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quả, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

7.  Nghi quyết số 78/NQ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ về việc đơn giảm hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

8.  Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 19/10/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi một số quy định về điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quả, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

9.  Quyết định số 3684/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa năm 2022 thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

10. Quyết định số 2852/QĐ-UBND ngày 23/5/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực văn hóa, thể thao và gia đình thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội.

3.2 Thành phần hồ sơ Bản chính Bản sao
  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích (đơn theo mẫu phụ lục số 08 quy định tại Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về việc quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quả, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ về việc đơn giảm hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi QLNN của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). X  
  2. Danh sách người được cấp Chứng chỉ hành nghề quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích. X  
  3. Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh. X  
3.3 Số lượng Hồ sơ
  01 bộ
3.4 Thời gian xử lý hồ sơ
  1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3.5 Nơi tiếp nhận và trả kết quả
  Bộ phận Một cửa – Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội – 47 Hàng Dầu, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
3.6 Lệ phí
  Không
3.7 Quy trình xử lý công việc
TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/kết quả
B1 1- Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ theo thành phần quy định: Nếu hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định, tiếp nhận hồ sơ ghi nhận Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả TTHC. Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn thẩm tra.

2- Trường hợp nếu hồ sơ không đầy đủ thành phần mục hồ sơ theo quy định, hướng dẫn Tổ chức hoàn thiện theo quy định.

1, 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC và Tổ chức

 

 

 

 

½ ngày

Thành phần hồ sơ theo mục 3.2

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả

B2 1- Phòng chuyên môn tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC bàn giao và Chuyên viên thụ lý hồ sơ cùng xem xét về thành phần hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ thành phần, tài liệu giải trình và bổ sung theo yêu cầu. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC bàn giao và Chuyên viên thụ lý hồ sơ ký Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ và tiến hành các bước tiếp theo.

2- Trường hợp nếu không đủ thành phần hồ sơ theo quy định, phòng chuyên môn chưa tiếp nhận hồ sơ.

3- Tổ chức thẩm tra hồ sơ:

+ Rà soát thông tin Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích, phù hợp với giấy tờ liên quan của Tổ chức.

1, 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC bàn giao và Chuyên viên thụ lý hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

3. Chuyên viên thụ lý hồ sơ

 

05 ngày  

Xem xét hồ sơ

  + Kiểm tra, xác minh (hoặc làm việc với Công dân, Tổ chức hoặc các bên liên quan để làm rõ các thông tin cần thiết) đối với thông tin liên quan đến lĩnh vực ngành nghề, cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích, danh sách nhân sự của Tổ chức (nếu có).

+ Đối chiếu về sự phù hợp về lĩnh vực ngành nghề đối với Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích (danh sách nhân sự của Tổ chức) đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích.

4- Nếu hồ sơ hợp lệ, chuyên viên thụ lý hồ sơ báo cáo Lãnh đạo phòng chuyên môn tiếp nhận hồ sơ hợp lệ để triển khai các bước tiếp theo.

5- Trường hợp nếu không hợp lệ, chuyên viên thụ lý hồ sơ báo cáo, đề xuất Lãnh đạo phòng chuyên môn để tham mưu ban hành văn bản thông báo đến Tổ chức để biết, bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4, 5. Chuyên viên thụ lý hồ sơ

 

   

 

B3 1- Chuyên viên tổng hợp, báo cáo, đề xuất ghi trên Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, trình Lãnh đạo phòng chuyên môn phê duyệt đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích; chuẩn bị dự thảo Quyết định (kèm theo danh mục nếu có) và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích theo mẫu quy định.

2- Lãnh đạo phòng chuyên môn xem xét, kiểm soát hồ sơ: Nếu hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện sẽ ký phê duyệt trên Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, dự thảo Quyết định (kèm theo danh mục nếu có) và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích để trình Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích.

3- Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ, hoặc không đủ điều kiện yêu cầu Chuyên viên thụ lý nêu rõ lý do, làm cơ sở trả lời, thông tin đến Tổ chức bằng văn bản theo quy định.

1. Chuyên viên thụ lý hồ sơ

 

 

 

 

 

 

2. Lãnh đạo phòng QLDS

 

 

 

 

 

 

 

3. Lãnh đạo phòng QLDS, Chuyên viên thụ lý hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

08 ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ trình ký

 

 

 

 

 

 

B4 1- Lãnh đạo phòng chuyên môn kiểm soát, hoàn chỉnh hồ sơ trình ký và báo cáo, đề xuất Lãnh đạo Sở xem xét và ký phê duyệt trên Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, Quyết định (kèm theo danh mục nếu có) và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích.

2- Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ, hoặc không đủ điều kiện yêu cầu Lãnh đạo phòng chuyên môn và Chuyên viên thụ lý nêu rõ lý do, làm cơ sở trả lời, thông tin đến Tổ chức bằng văn bản theo quy định.

1. Lãnh đạo phòng QLDS, Lãnh đạo Sở

 

 

 

 

2. Lãnh đạo phòng QLDS, Chuyên viên thụ lý hồ sơ

 

 

 

 

 

01 ngày

 

Quyết định kèm theo danh mục; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích

B5 1- Ban hành Quyết định (kèm theo danh mục nếu có) và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích.

2- Bàn giao kết quả Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích, vào sổ theo dõi tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC nhận kết quả và Chuyên viên thụ lý hồ sơ ký Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

1. Bộ phận Văn thư

 

 

2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC

 

 

 

 

½ ngày

 

 

 

Sổ theo dõi hồ sơ

B6 Lưu hồ sơ theo dõi Phòng QLDS
4. Biểu mẫu
  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích (đơn theo mẫu phụ lục số 08 quy định tại Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về việc quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quả, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ về việc đơn giảm hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi QLNN của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
  2. Hệ thống biểu mẫu theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018

(Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ; Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả; Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ; Sổ theo dõi hồ sơ).

Lĩnh vực
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Đối tượng thực hiện
Biểu mẫu, tờ khai cần hoàn thành

Mẫu số 08

TÊN TCHỨC
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
  ..……, ngày …. tháng …. năm ……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊCẤP

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ TU BỔ DI TÍCH

 

Kính gửi: Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội

 

  1. Tên tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề (viết bằng chữ in hoa): ………………………………………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….

– Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………

– Quyết định thành lập (số, ngày, tháng, năm quyết định) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (số, ngày cấp, nơi cấp): ……………………………………………………………………………………………….

  1. Người đại diện theo pháp luật:

– Họ và tên (viết bằng chữ in hoa): ……………………………………………………………….

– Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………

– Chức danh: …………………………………………………………………………………………..

– Giấy CMND hoặc Mã số định danh cá nhân: Số …………ngày cấp …./ …./…. nơi cấp ………

Căn cứ quy định tại Nghị định số …../2016/NĐ-CP ngày …… tháng….. năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề tu bổ di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, ……. (tên tổ chức) trân trọng đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch …../Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích cho các hoạt động sau (căn cứ vào quy định tại Điều 14 Nghị định số …../2016/NĐ-CP để xác định hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề):

……………………………………………………………………………………………………………

  1. Cam kết: ………………… (tên tổ chức) chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích (gửi kèm hồ sơ); thực hiện đúng quy định tại Nghị định số ……/2016/NĐ-CP ngày …. tháng ….. năm 2016 của Chính phủ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

 

  TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ký, ghi rõ họ, tên và chức vụ người ký, đóng dấu)
Cách thức thực hiện
Thời hạn giải quyết
Lệ phí
Kết quả việc thực hiện TTHC
Căn cứ pháp lý
Yêu cầu điều kiện
Văn bản đính kèm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *