Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

Thủ tục Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
Trình tự thực hiện
1. Mục đích:

Quy trình này quy định rõ hình thức tiếp nhận, quy trình và phương pháp xử lý thủ tục cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

2. Phạm vi:

Áp dụng đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

3. Nội dung quy trình
3.1 Cơ sở pháp lý
  1.  Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12.

2.  Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

3.  Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.

4.  Quyết định số 4387/QĐ-BVHTTDL ngày 16/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchVề việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2013 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

5.  Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc,  tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Có hiệu lực từ ngày 20/02/2015.

6.  Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của văn phòng chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.

7.  Quyết định số 1057/QĐ-UBND ngày 13/3/2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2019, lĩnh vực: Nội vụ, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội.

8.  Quyết định 01/2022/QĐ-UBND, ngày 11/01/2022 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở VHTT Hà Nội (khoản 15 điều 2 về công tác gia đình).

9.  Quyết định số 3684/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa năm 2022  thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

10. Quyết định số 2852/QĐ-UBND ngày 23/5/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực văn hóa, thể thao và gia đình thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội.

3.2 Thành phần hồ sơ Bản chính Bản sao
  1. Đơn đăng ký tham dự kiểm tra.(Cấp GCN nghiệp vụ tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình) x  
  2. Giấy xác nhận đã qua khóa đào tạo tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình x  
  3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan cá nhân đó công tác hoặc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân cư trú x  
  4. 02 ảnh cỡ 3x4cm x  
3.3 Số lượng Hồ sơ
  Không quy định.
3.4 Thời gian xử lý hồ sơ
  Không quy định.
3.5 Nơi tiếp nhận và trả kết quả
  Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC tại UBND cấp huyện
3.6 Lệ phí
  Không
3.7 Quy trình xử lý công việc
TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/kết quả
B1 Tiếp nhận, kiểm tra đầu mục hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, hướng dẫn TCCD hoàn thiện theo quy định

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ ghi giấy biên nhận hẹn trả kết quả.

+ Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn thẩm định

 

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC tại UBND cấp huyện

 

 

Khi có nhu cầu

Thành phần hồ sơ theo mục 3.2

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả

B2 Thẩm định hồ sơ: Chuyên viên thụ lý hồ sơ căn cứ các văn bản pháp quy, quy định, hướng dẫn…tiến hành thẩm định:

– Nếu hồ sơ không đủ điều kiện cần giải trình và bổ sung thêm. Cán bộ thụ lý thông báo cho tổ chức/công dân biết để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ lý do

– Trường hợp, đạt yêu cầu tiến hành bước tiếp theo

 

 

 

Cán bộ thụ lý hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

Theo định kỳ hoặc theo đợt

 

 

 

B3 Tổng hợp danh sách cá nhân đạt yêu cầu, thông báo ít nhất trên một tờ báo hàng ngày của trung ương hoặc Thành phố trong ba số liên tiếp về việc tổ chức thi lấy Chứng nhận nghiệp vụ về chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình

Đồng thời trình lãnh đạo huyện ra quyết định thành lập hội đồng thi và đánh giá kết quả thi

Phòng chuyên môn

Lãnh đạo UBND cấp huyện

 

 

B4 Tổ chức thi và lập danh sách cá nhân đạt điểm thi theo yêu cầu đề nghị UBND cấp huyện cấp GCN (phúc tra hoặc giải quyết khiếu nại khi có yêu cầu) Hội đồng thi  
B5 Xem xét và ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Sau khi tổ chức thi tuyển Giấy chứng nhận
B6 Tiếp nhận kết quả, vào sổ theo dõi

Trả kết quả giải quyết

Cán bộ thụ lý  

Giờ hành chính

 

Sổ theo dõi hồ sơ

B7 Lưu hồ sơ theo dõi: Theo mục 3.2 và một số giấy tờ phát sinh trong quá trình giải quyết TTHC. Lưu hồ sơ và Phiếu kiểm soát hồ sơ tại phòng chuyên môn. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC tại UBND cấp huyện
4. Biểu mẫu
  1. Đơn đăng ký tham dự kiểm tra.
  2. Hệ thống biểu mẫu theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018

(Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ; Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả; Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ; Sổ theo dõi hồ sơ).

Lĩnh vực
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Đối tượng thực hiện
Biểu mẫu, tờ khai cần hoàn thành
Cách thức thực hiện
Thời hạn giải quyết
Lệ phí
Kết quả việc thực hiện TTHC
Căn cứ pháp lý
Yêu cầu điều kiện
Văn bản đính kèm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *