Văn hóa

Tọa đàm về ‘Hội hè lễ nghi ở Việt Nam’

Nhân dịp NXB Thế giới liên kết cùng Công ty cổ phần văn hóa và truyền thông Nhã Nam tái bản cuốn sách “Hội hè lễ Tết của người Việt”của Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội tổ chức buổi ra mắt và tọa đàm cùng chủ […]

Nhân dịp NXB Thế giới liên kết cùng Công ty cổ phần văn hóa và truyền thông Nhã Nam tái bản cuốn sách “Hội hè lễ Tết của người Việt”của Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội tổ chức buổi ra mắt và tọa đàm cùng chủ đề ‘ Hội hè lễ nghi ở Việt Nam’ vào lúc 18h ngày 21/12.

Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) quê làng Lai Xá, Kim Chung (Hoài Đức, Hà Nội). Ông từng giữ chức Bộ trưởng Giáo dục với 29 năm (từ năm 1946 đến 1975). Bên cạnh những đóng góp cho ngành giáo dục nước nhà, ông còn được biết đến là nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

Nguyễn Văn Huyên đặt biệt quan tâm đến các vấn đề về cấu trúc và thiết chế xã hội cũng như các đề tài về tâm thức, tín ngưỡng, tôn giáo. Và khi nghiên cứu các đề tài về văn hóa vật chất như nhà cửa, y phục, ông cũng cố gắng khám phá ra cái ý nghĩa xã hội của nó. Tuy được tiếp thu có hệ thống học vấn và cả văn hóa Pháp, nhưng với tinh thần dân tộc cao và với sự hiểu biết sâu sắc về truyền thống văn hóa Việt Nam và phương Đông, Nguyễn Văn Huyên đã làm cho các công trình của mình có một phong cách riêng. Ông được giới chuyên môn đánh giá là người đã cùng học giả Đào Duy Anh có tín ngưỡng của riêng mình thể hiện qua việc thờ thành hoàng như Phù Đổng, Tản Viên, Chử Đồng Tử. Thông qua các nghiên cứu với phương pháp và cách tiếp cận khoa học của Nguyễn Văn Huyên về văn học dân gian, lễ hội truyền thống, kiến trúc, địa lý học lịch sử, cấu trúc giai tầng trong xã hội, người ta có thể nhận thấy tinh thần, tâm lý dân tộc Việt.

Cuốn sách Hội hè lễ tết của người Việt tập hợp những tiểu luận nghiên cứu của GS – nhà dân tộc học Nguyễn Văn Huyên về lễ – tết – hội, về tín ngưỡng, tâm thức tôn giáo của người Việt.

Sách viết bằng tiếng Pháp, như là cách trò chuyện thú vị giữa một người trí thức bản địa với những độc giả, nhà nghiên cứu Pháp, những người cũng đang mong muốn tìm hiểu Việt Nam một cách kỹ càng. Thông qua cách trò chuyện đó, tác giả giúp người đọc thấu hiểu hơn rằng chính sự đa dạng và khác biệt văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng mới thực sự làm nên giá trị bền vững chứ không phải là hơn – kém hay ít – nhiều. Sách mang đến cho độc giả không khí của Tết Nguyên đán, Tết thanh minh, Tết đoan ngọ, Tết trung thu… hoặc nhận biết rõ hơn nhiều điều đặc biệt khác như tục thờ cúng thần tiên, sự có mặt khắp chốn của thành hoàng làng, các húy kỵ sinh và tử…
Hơn 70 năm sau khi ra đời, Hội hè lễ tết của người Việt được đánh giá vẫn phù hợp với độc giả hôm nay. Nhân dịp tái bản quyển sách (do Đỗ Trọng Quang – Trần Đỉnh dịch,), tọa đàm về chủ đề này sẽ được tổ chức vào 18 giờ ngày 21.12 tại hội trường Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace, Hà Nội, với sự tham gia của các diễn giả: nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, PGS-TS Nguyễn Quang Hưng – Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tôn giáo đương đại, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn…

P.V

Theo MaskOnline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *