Văn hóa cơ sở

Quận Hà Đông nâng cao chất lượng phát triển văn hóa – xã hội

Thời gian qua, việc thực hiện Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa-xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 – 2020” trên địa bàn quận Hà Đông luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, […]

Thời gian qua, việc thực hiện Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa-xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 – 2020” trên địa bàn quận Hà Đông luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ, sâu rộng; gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương.

Theo đó, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân về xây dựng, phát triển văn hoá được nâng cao; ý thức trách nhiệm của mỗi người dân tham gia xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ngày càng tốt hơn, thể hiện ở việc tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có hành vi ứng xử, lối sống văn hoá, thanh lịch, có ý thức bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống trong gia đình và cộng đồng được phát huy; nếp sống văn hoá đô thị được quan tâm xây dựng; hình thành nhiều nét đẹp văn hoá trong đời sống nhân dân Hà Đông.

Việc giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích luôn được quận quan tâm

 Trong phát triển văn hoá – xã hội, tính đến nay, trên địa bàn quận Hà Đông có 206 di tích, trong đó, có 50 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 36 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố. 100% cơ sở tổ chức lễ hội đảm bảo đúng Quy chế. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm. Phần hội được giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian truyền thống gắn liền với các hoạt động vãn hoá văn nghệ, TDTT, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội, hướng con người tới chân – thiện – mỹ. Công tác xây dựng, củng cổ và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa luôn được quận quan tâm, tích cực đầu tư và bổ sung ngân sách cho quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hoá thông tin, sân chơi, bãi tập, nhà thi đấu thể thao, sân vận động, thư viện, tủ sách… Tính đến nay, toàn quận có 182 nhà văn hoá, hội trường họp dân, đạt 77,1% số tổ có nhà văn hoá, hội trường họp dân), 18 sân vận động. Hệ thống công viên và các tụ điểm vui chơi, giải trí trên địa bàn quận cũng được mở mang, phát triển. Quận có 01 thư viện với gần 6.000 đầu sách, 10 tủ sách cơ sở, 01 thư viện tư nhân phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá cho nhân dân. Thực hiện Chương trình 04-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội, hiện nay quận đang tố chức quy hoạch hệ thống thiết chế văn hoá – thể thao trên địa bàn, phấn đấu đến 2020 quận Hà Đông có 100% các tổ dân phố có nhà văn hoá, hội trường họp dân.

Hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn quận tích cực được đầu tư

 Trong công tác phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, ngay từ những thời điểm đầu mùa dịch, UBND quận đã quyết liệt chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của quận, các ngành, UBND các phường phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết trên toàn quận, thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi tại tất cả các khu vực nguy cơ cao và phun diện rộng ở một số phường. Trong công tác an sinh xã hội và giải quyết việc làm, Trung tâm Giưới thiệu việc làm quận đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 6.904 lao động (đạt 138,1% kế hoạch năm 2016 và đạt 85% so với cùng kỳ năm 2015). Năm 2016, đào tạo nghề 2.000 lao động đạt 100% kế hoạch quận giao, tỷ lệ lao động qua đào tạo 65,5%. Giải quyết việc làm 3.000 lao động đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ lao động không có việc làm 7,5%.

Năm 2017, quận tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền thực hiện Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2 (2016-2020); Kế hoạch 36-KH/QU của Quận ủy và các văn bản liên quan. Tiếp tục quan tâm thực hiện nhiệm vụ quản lý tu bổ, tôn tạo các di tích đồng thời với công tác tôn giáo trên địa bàn quận. Quan tâm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các thiết chế văn hóa, trong đó, tập trung xây dựng các nhà văn hoá, hội trường họp dân. Tăng cường đẩy mạnh các hoạt động văn hóa – văn nghệ, TDTT trên địa bàn, đặc biệt là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Việt Hà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *