Chưa được phân loại

Hiểu thêm về lịch sử phố nghề Thăng Long – Hà Nội

Khách tham quan đến với triển lãm về phố nghề tại đình Kim Ngân. Chiều 18-12, tại đình Kim Ngân (số 42-44 Hàng Bạc, Hà Nội), Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp Trung tâm Lưu trữ quốc gia I khai mạc triển lãm “Phố cổ Hà Nội – Dấu tích làng nghề […]

Khách tham quan đến với triển lãm về phố nghề tại đình Kim Ngân.

Chiều 18-12, tại đình Kim Ngân (số 42-44 Hàng Bạc, Hà Nội), Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp Trung tâm Lưu trữ quốc gia I khai mạc triển lãm “Phố cổ Hà Nội – Dấu tích làng nghề xưa”.

Với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thăng Long – Hà Nội đã trở thành nơi thu hút các hiền tài, kẻ sĩ, thợ giỏi về sinh cơ lập nghiệp. Nhiều làng nghề thủ công ở khắp nơi, nhất là các vùng phụ cận đã đến Thăng Long sinh nghiệp như Đan Loan (Hải Dương) với nghề nhuộm vải, Quất Động (xưa thuộc trấn Sơn Nam Thượng) với nghề thêu ren, Đồng Xâm (Thái Bình) với nghề chạm bạc…

Lập nghiệp ở Thăng Long, mỗi nghề thủ công đều tập trung ở một khu vực nhất định và tạo nên những phường hoặc phố nghề. Người thợ thủ công ở các phường đã mua đất dựng các ngôi đình, để tôn vinh các vị tổ nghề, người sáng lập mở mang tri thức ngành nghề cho dân làng.

Lúc này, đình thờ tổ nghề trên phố vừa là nơi để người thợ thủ công thờ cúng tổ nghề, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, vừa là nơi họp chợ và những ngày phiên. Hà Nội trở thành nơi xuất hiện những ngôi đình thờ tổ nghề sớm nhất và nhiều nhất. Hiện nay trong khu phố cổ Hà Nội ghi nhận 14 đình thờ tổ nghề. Dù sinh sống, làm ăn ở phố nghề, nhưng những người thợ luôn có mối quan hệ gắn bó với làng quê gốc.

Triển lãm đem đến hàng trăm hình ảnh, hiện vật quý, qua đó giúp người xem hiểu thêm về quá trình hình thành các phố nghề, hiểu hơn về lịch sử phố nghề của Thăng Long-Hà Nội. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 15-1-2021.

GIANG NAM
Theo Nhandan.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *