Văn hoá đời sống

Huyện Sóc Sơn có 125 sản phẩm OCOP

Sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng mẫu mã; bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Qua đó tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân.

Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Sóc Sơn đã có 125 sản phẩm được UBND thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng 3- 4 sao. Qua đó tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân.

Triển khai Chương trình, huyện Sóc Sơn đã phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức đào tạo, tập huấn cho hơn 500 lượt cán bộ xã, thị trấn; các chủ thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh có tiềm năng tham gia phát triển sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ chi phí tư vấn hồ sơ minh chứng, thiết kế bao bì, tem nhãn sản phẩm và các chương trình marketing sản phẩm. Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ chi phí tư vấn hồ sơ minh chứng, hỗ trợ thiết kế bao bì tem nhãn sản phẩm, hỗ trợ các chương trình marketing sản phẩm. Các chủ thể có sản phẩm OCOP cũng được huyện kết nối tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử. Hỗ trợ đưa 300 sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP bán và giới thiệu trên trang website thương mại điện tử www.socsonshop.com, trang fanpage “SS.Shoping”…

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại HTX Nông lâm nghiệp Bắc Sơn (xã Bắc Sơn)

Ảnh: Vân Nga

Nhận thức vai trò, ý nghĩa của Chương trình, các chủ thể trên địa bàn đã tích cực hưởng ứng. Số lượng sản phẩm tham gia bình chọn tăng cao. Sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng mẫu mã; bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhiều chủ thể sản xuất khi tham gia Chương trình OCOP đã chủ động học tập kinh nghiệm, đổi mới tư duy, phương pháp sản xuất, mở rộng mô hình, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế. Phát triển sản phẩm OCOP giúp gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác, nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp quan trọng trong phát triển nông nghiệp của huyện. Nhiều cơ sở trước đây chỉ sản xuất, tiêu thụ ở quy mô nhỏ lẻ, khi được gắn mác OCOP, sản phẩm đã có vị thế, uy tín trên thị trường, doanh số bán hàng của các chủ thể tăng trung bình 10-20%/năm.

Bưởi Diễn của Hợp tác xã Bưởi sạch và Kinh doanh sản phẩm hữu cơ xã Phú Cường được phân hạng 3 sao

Ảnh: Hoàng Sơn

Thời gian tới, để phát triển sản phẩm OCOP, huyện Sóc Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, huy động sự vào cuộc tích cực của các chủ thể có sản phẩm tiềm năng; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện sản phẩm, tham gia dự thi Chương trình OCOP…

Phú Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *