Di sản – Bảo tồn

Huyện Thanh Trì bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Giai đoạn 2020-2025, huyện đã và đang triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ 62 dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử với kinh phí dự kiến 814 tỷ đồng; 02 địa điểm được Thành phố gắn biển địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến; 02 di tích được xếp hạng cấp Thành phố…

Trên địa bàn huyện Thanh Trì hiện có 154 di tích lịch sử văn hóa. Trong đó, có 23 di tích xếp hạng cấp Thành phố, 65 di tích xếp hạng cấp quốc gia; 66 di tích chưa được xếp hạng, 08 địa điểm gắn biển lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến; hệ thống sắc phong tại đình Yên Phú (xã Liên Ninh), đình Triều Khúc, đình Yên Xá (xã Tân Triều) được công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm. Thời gian qua, huyện Thanh Trì đã luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản  văn hóa.

Hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể  trên địa bàn huyện Thanh Trì được bảo lưu với nhiều loại hình phong phú, đa dạng: Nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, đặc biệt là các lễ hội. Trên địa bàn huyện có 45 lễ hội truyền thống  được tồn tại và lưu truyền qua nhiều đời tại các địa phương. Tiêu biểu như Lễ hội Triều Khúc (xã Tân Triều)  được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tại lễ hội có  nhiều hoạt động trình diễn nghệ thuật dân gian như: Múa Bồng, múa Lân, múa Chạy cờ, múa Sênh tiền…

Lễ hội làng Triều Khúc tổ chức  nhiều hoạt động trình diễn nghệ thuật dân gian

Ảnh: Triệu Quang Xuyên

Sở hữu hệ thống di sản văn hóa, cách mạng đồ sộ, huyện Thanh Trì đặc biệt quan tâm triển khai các giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản. Huyện ủy Thanh Trì đã  chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Đề án “Tu bổ, tôn tạo, phát huy gia trị các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2021-2025” với tổng kinh phí 356.138 triệu đồng. Theo đó, huyện xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị 45 di sản phi vật thể; ban hành văn bản hướng dẫn quy trình lập hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích; rà soát, kiểm tra hiện trạng 154 di tích; nghiên cứu lập chủ trương đầu tư, thực hiện các thủ tục chuyên ngành theo quy định, đặc biệt là 88 di tích đã được xếp hạng… Giai đoạn 2020-2025, huyện đã và đang triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ 62 dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử với kinh phí dự kiến 814 tỷ đồng; 02 địa điểm được Thành phố gắn biển địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến; 02 di tích được xếp hạng cấp Thành phố; 02 di tích được xếp hạng cấp Thành phố; 48/59 cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 11 cơ sở đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục…

Các di tích được tu bổ, tôn tạo

6 tháng đầu năm 2023, UBND huyện tập trung rà soát, lập hồ sơ, báo cáo và được Sở Văn hóa và Thể thao cho ý kiến chuyên ngành về đề xuất phê duyệt chủ trương đầu tư đối với 36 di tích được ngân sách Thành phố hỗ trợ theo Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của HĐND thành phố và 02 di tích theo Nghị quyết số 37/NQ-HĐND của HĐND huyện; Hướng dẫn xã Đông Mỹ, Ngũ Hiệp, Duyên Hà phối hợp với xã Ninh Sở  (huyện Thường Tín) sưu tầm, thu thập thông tin, tài liệu về di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Tổng Nam Phù, đề xuất xây dựng hồ sơ khoa học đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quy định; khảo sát, lập hồ sơ trích ngang trình Sở Văn hóa và Thể thao xem xét xếp hạng đối với 17 di tích trên địa bàn huyện, phấn đấu hoàn thành xếp hạng giai đoạn 2023-2025.

 Phú An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *