Tin ngành

Tuyên truyền Nghị quyết 26 của HĐND Thành phố về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4304/SVHTT-QLVH, ngày 26/10/2023 về việc tuyên truyền Nghị quyết 26/NQ-HĐND, ngày 22/9/2023 của HĐND Thành phố.

Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố tại Văn bản số 3383/UBND-NC ngày 13/10/2023 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 22/9/2023 của HĐND Thành phố về biện pháp tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội yêu cầu thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở phổ biến, quán triệt nội dung văn bản trên đến toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị nhằm nâng cao nhận thức và tuân thủ các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở chủ động xây dựng Kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại đơn vị.

Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức tập huấn về công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn

Thực hành nghiệp vụ chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn

Trước đó, ngày 22/9/2023, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-HĐND về các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể:

Hội đồng nhân dân Thành phố thống nhất đánh giá một số kết quả chủ yếu về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua cụ thể như sau: Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt với 30 đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã, 579 xã, phường, thị trấn, 5.362 khu dân cư; tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân cư đông đúc. Hà Nội đang trong quá trình hội nhập và phát triển với nhiều công trình nhà cao tầng, siêu thị trung tâm thương mại, các khu, cụm công nghiệp, làng nghềcơ sở dịch vụ vui chơi giải trítập trung đông người…Hiện nay, Hà Nội có 433 khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao và 150.484 cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy.

Xác định công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô, gắn chặt với việc thực hiện chương trình của Thành ủy Hà Nội về tăng cường quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố; Thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TU ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy chữa cháy, Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới, Công điện 825/CĐ-TTg ngày 15/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy… Trong thời gian qua, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành, triển khai kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch trong đó có nhiều văn bản mang tính chiến lược và lâu dài góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy, tạo được bước chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của người dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Thành phố vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Tình hình cháy, nổ trên địa bàn Thành phố vẫn diễn biến phức tạp và nhiều nguy hiểm; thiệt hại về người và tài sản vẫn ở mức cao. Số vụ cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng chiếm khoảng 3,59% tổng số vụ cháy nhưng lại gây mức độ thiệt hại về tài sản chiếm khoảng 85%Đặc biệt09 tháng đầu năm 2023 đã xảy ra 185 vụ cháy, trong đó có vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân.

Một số nguyên nhân chủ yếu là: Các điều kiện về cơ sở, hạ tầng phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ còn nhiều tồn tạikhó khăn, chưa theo kịp sự phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô.

Một số chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ sở chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác phòng cháy, chữa cháy; một số nơi còn có biểu hiện lơ là, chủ quan, còn tâm lý phó mặc cho các cơ quan chuyên trách. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng cháy chữa cháy tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế. Công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, cơ sở còn sơ hở, cơ chế quản lý chưa rõ ràng, chặt chẽ nên việc kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm về trật tự xây dựng, an toàn phòng cháy, chữa cháy còn chậm. Việc phối hợp xử lý giữa các đơn vị chức năng liên quan chưa được duy trì thường xuyên và chưa quyết liệt, triệt để. Còn nhiều hạn chế cần phải tập trung làm rõ và khắc phục đối với vi phạm của các công trình nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh karaoke, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm xen kẹt trong khu dân cư… Cơ sở hạ tầng, giao thông, nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy trên địa bàn Thủ đô còn nhiều bất cập về nguồn nước, hệ thống trụ nước chữa cháy, các phương tiện chữa cháy còn thiếu, chưa đáp ứng được với yêu cầu. Nhiều tuyến đường nhỏ, ngõ sâu xe chữa cháy, xe thang, xe có cần nâng không thể tiếp cận đến công trình.

Nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của một số chủ đầu tư, chủ cơ sở chưa đầy đủ; còn một số cơ sở không chấp hành nghiêm các kiến nghị, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan có thẩm quyền và tìm cách đối phó với cơ quan quản lý. Ý thức, trách nhiệm của một bộ phận người dân và người lao động còn tình trạng chủ quan, lơ là, xem nhẹ công tác phòng cháy chữa cháy; chưa nắm chắc các biện pháp, cách thức, kỹ năng trong phòng cháy, chữa cháy nên việc chấp hành các quy định của pháp luật còn hạn chế; còn chủ quan, thiếu ý thức trong sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh dẫn đến cháy, nổ.

Thời gian tới, dự báo tình hình kinh tế – xã hội cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nhanh; các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, khu đô thị, nhà cao tầng, công trình ngầm phục vụ dân sinh hình thành nhiều… Bên cạnh đó, Thành phố vẫn còn tồn tại nhiều công trình xây dựng lâu năm đã xuống cấp; cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như giao thông, nguồn nước còn những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến công tác tổ chức cứu chữa các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn…. Các yếu tố trên tiếp tục là nguyên nhân tiềm ẩn dễ dẫn đến cháy, nổ và cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, hoạt động kinh doanh, đời sống dân sinh, an sinh xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô. Do vậy, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong thời gian tới đặt ra nhiều thách thức lớn, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp sau:

Tiếp tục hoàn thiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Đổi mới tư duy, nhận thức, phương pháp, cách tiếp cận và tổ chức thực hiện trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với yêu cầu tình hình mới hiện nay. Các sở, ban, ngành Thành phố, chính quyền các địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm của mình trong quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo an toàn phòng cháy, chữa cháy đến các hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp kinh doanh sản xuất và các cơ sở trên địa bàn về biện pháp thoát nạn, phòng ngừa cháy nổ; cảnh báo những nguy cơ gây cháy, nổ; thường xuyên tổ chức tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để chủ động phát hiện và loại trừ những nguy cơ dẫn đến cháy, nổ, sự cố, tai nạn (đặc biệt việc quản lý, sử dụng hệ thống, thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy nổ, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt….).

Tăng cường xây dựng phong trào và nhân rộng các mô hình bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các khu dân cư, hộ gia đình, các địa bàn, cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao. Thực hiện nghiêm túc phương châm 04 tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ; nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành. Kiện toàn củng cố về nhân lực, nguồn lực, cơ sở vật chất, chế độ chính sách cho các lực lượng dân phòng, phòng cháy chữa cháy cơ sở, lực lượng phương tiện, phương án và các điều kiện để ứng phó kịp thời khi có cháy nổ, sự cố tai nạn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sån

Triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các vụ cháy, nổ lớn, nhất là ở các nơi có nguy cơ cháy, nổ cao như: các khu dân cư, hộ gia đình, chung cư, nhà cao tầng, nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini)nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, hoạt động vui chơi, giải trí, karaoke, vũ trường, chợ, trung tâm thương mại, nơi tập trung đông người, khu, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống; rừng…Người đứng đầu chính quyền các cấp Thành phố, cơ quan, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình. Đồng thời, phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và Nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các điều kiện bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạncứu hộ, nhất là các đối tượng nguy cơ cháy, nổ cao; xử lý dứt điểm các công trình không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy được đưa vào hoạt động trước khi Luật phòng cháy chữa cháy có hiệu lực thực hiện theo Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố; các công trình vi phạm về trật tự xây dựng, chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định nhưng đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố…

Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Tiếp tục nghiên cứu, có chế độ chính sách thiết thực để động viên cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện đại, phù hợp với tình hình, sự phát triển của đất nước. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Huy động mọi nguồn lực hợp pháp (trong đó có hợp tác công tư, xã hội hóa) để mua sắm trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyển khích xã hội hóa đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố.

Minh Đạt

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *