Văn hóa cơ sở

Đảm bảo an toàn các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn quận Đống Đa

Nhằm đảm bảo an toàn các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn, quận Đống Đa triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh việc quản lý các di tích.

UBND quận Đống Đa yêu cầu UBND các phường thực hiện nghiêm công tác quản lý, bảo vệ di tích. Ảnh minh hoạ.

Triển khai thực hiện văn bản số 2048/SVHTT-QLDT ngày 03/8/2021 của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc đảm bảo an toàn các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn Thành phố năm 2021; đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý các di tích lịch sử – văn hóa, không để xảy ra tình huống bị động trong giai đoạn quyết liệt phòng chống dịch, tránh và ngăn chặn kịp thời hiện tượng mất cắp di vật, hiện vật; xây dựng, tu bổ, tôn tạo không phép sai phép; sự cố hỏa hoạn, ngập úng trong di tích; UBND quận Đống Đa yêu cầu UBND các phường triển khai thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh việc đảm bảo an toàn các di tích trên địa bàn.

UBND quận Đống Đa yêu cầu UBND các phường thực hiện nghiêm công tác quản lý, bảo vệ di tích, di vật, hiện vật, đồ thờ tự thông qua việc kiểm tra hiện trạng, mức độ xuống cấp các hạng mục di tích, các di vật, hiện vật, các đồ thờ tự bị xuống cấp; có phương án kịp thời chống đỡ để bảo đảm an toàn cho nhân dân và các di vật, hiện vật, đồ thờ tự tại di tích; Rà soát, kiểm tra danh mục thống kê di vật, hiện vật và đồ thờ tự trong ditích theo hiện trạng quản lý; có biện pháp bảo quản phù hợp đối với hạng mục xuống cấp nặng cần phải có phương án di rời đến khu vực đảm bảo an toàn; Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân, các ban quản lý di tích, tiểu ban quản lý di tích, người trụ trì di tích thực hiện bao sái, bài trí hiện vật, đồ thờ trang trí trong di tích theo đúng sơ đồ đã lưu hồ sơ; bảo đảm phù hợp với tín ngưỡng truyền thống, thuần phong mỹ tục và quy mô, cảnh quan tại di tích; Kiểm đôn đốc nhắc nhở các Ban quản lý, bảo vệ di tích, các nhà sư trụ tra, trì có phương án phân công bảo vệ và kiểm tra an ninh thường xuyên nhằm tránh mất cắp hiện vật; Sắp xếp, dọn dẹp và có phương án bảo vệ an toàn cho các hoạt động tín ngưỡng tại các công trường đang thực hiện tu bổ di tích.

UBND các phường cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát, tăng cường công tác quản lý, thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra tình trạng xây dựng, phục dựng, tu bổ, tôn tạo không phép, sai phép. Chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin quận, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện rà soát, kiểm kê, thống kê, vẽ sơ đồ bài trí di vật, hiện vật, bổ sung khắc phục hồ sơ còn hạn chế tại các di tích trên địa bàn quản lý, nhất là các di tích xếp hạng từ năm 2010 trở về trước, làm cơ sở cho việc bảo vệ, bảo quản di vật, hiện vật theo đúng quy trình, đảm bảo tính khoa học.

Đẩy mạnh công tác quản lý vật liệu nổ, công cụ có khả năng gây cháy nổ; kiểm tra, rà soát hệ thống điện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, việc thắp đèn, nến, hương trong di tích nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do hỏa hoạn gây ra. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, ổn định tình hình liên quan đến sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng tại di tích. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các Tiểu ban quản lý di tích, người trụ trì, trông nom di tích và nhân dân chấp hành đúng, đầy đủ các quy định hiện hành của nhànước về phòng cháy chữa cháy, tu bổ, tôn tạo di tích.

UBND các phường cần phối hợp với phòng Quản lý Đô thị thường xuyên rà soát, kiểm tra kịp thời cắt tỉa cành cây xanh có khả năng gẫy, đổ gây sập vỡ mái, tường bao các hạng mục kiến trúc tại di tích trong mùa mưa bão. Duy trì công tác vệ sinh thường xuyên, bố trí nơi thu gom và vận chuyển rác thải đúng nơi quy định. Thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh môi trường xung quanh khu vực di tích, bảo đảm cảnh quan di tích xanh, sạch, đẹp. Có phương án gia cố, gia cường các hạng mục kiến trúc đã xuống cấp, xuống cấp nặng để phòng chống bão, lốc bảo đảm an toàn. Đồng thời tiến hành tổ chức kiểm tra thường xuyên hệ thống thoát nước của khu di tích, kết nối với hệ thống thoát nước chung của khu vực, bảo đảm tiêu thoát nước kịp thời tránh gây úng ngập khu di tích. Đối với những di tích thuộc địa bàn trũng thấp cần có phương án di dời hiện vật, đồ thờ đến nơi khô ráo khi di tích bị ngập nước, tránh để nước xâm thực gây hủy hoại các hiện vật, đồ thờ của di tích. Có phương án chẳng, chống những hạng mục kiến trúc có khả năng bị ngập nước để bảo đảm an toàn cho di tích.

Đặc biệt, trong công tác quản lý xây dựng liên quan đến chỉ giới khoanh vùng bảo vệ, quận Đống Đa yêu cầu UBND các phường phối hợp các phòng, ban chức năng thuộc quận rà soát, kiện toàn hồ sơ: biên bản, bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích đã xếp hạng để phục vụ công tác quản lý; giải quyết các vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị cấp thẩm quyền phương án điều chỉnh khu vực bảo vệ các di tích chưa phù hợp với thực tế quản lý di tích của địa phương, nhất là đối với các di tích đã xếp hạng từ trước những năm 2010; lập phương án quản lý, bảo vệ chỉ giới khoanh vùng, công khai chỉ giới để nhân dân địa phương chung sức bảo vệ đối với các di tích chưa xếp hạng.

Hồng Diên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *