Văn hóa

Hà Nội: Bảo tồn, phát huy tốt các di sản thờ Phùng Hưng

Ở thị xã Sơn Tây, để ghi nhở công lao của ông và khuyến khích tinh thần thượng võ trong Nhân dân, thị xã đã đặt ra giải thưởng thể thao: Giải vật Phùng Hưng. Bên cạnh đó, tri ân Đức vua Phùng Hưng, nhiều nơi trên cả nước đã lấy tên Phùng Hưng để đặt tên phố, tên đường, trường học, đình làng, nơi thờ tự…

Hà Nội tự hào là địa phương có nhiều di tích, di sản nhất cả nước. Hà Nội cũng tự hào nơi nơi sinh ra, nuôi dưỡng nhiều tài năng, anh hùng cái thế của dân tộc. Trong số những anh hùng cái thế đó có Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.

Quê ông ở thôn Cam Lâm – xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây ngày nay. Ông là người có sức khỏe phi thường, gan dạ, mưu trí và một ý chí kiên cường nhằm xây dựng nền độc lập, tự chủ dân tộc. Ông đã để lại cho hậu thế bài học về tinh thần đấu tranh bất khuất giành độc lập dân tộc, đánh đuổi ách đô hộ của nhà Đường, xây dựng nước nhà độc lập vào cuối thế kỷ thứ VIII – SCN, dấu rằng triều đại do ông lập lên chỉ ngắn ngủi, nhưng chiến công hiển hách của ông mãi còn lưu danh trong sử sách và trong các thế hệ người dân Việt Nam.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, hiện có nhiều di sản vật thể, phi vật thể liên quan đến Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và các danh tướng của ông. Ở thị xã Sơn Tây, để ghi nhở công lao của ông và khuyến khích tinh thần thượng võ trong Nhân dân, thị xã đã đặt ra giải thưởng thể thao: Giải vật Phùng Hưng. Bên cạnh đó, tri ân Đức vua Phùng Hưng, nhiều nơi trên cả nước đã lấy tên Phùng Hưng để đặt tên phố, tên đường, trường học, đình làng, nơi thờ tự…

Đền thờ Phùng Hưng tại thôn Cam Lâm- xã Đường Lâm

Một đoạn đường trên đường Phùng Hưng, Hà Nội

Đền thờ Phùng Hưng tại thôn Triều Khúc, huyện Thanh Trì

Đình Hoàng Cầu, quận Đông Đa – Nơi thờ Phùng Hưng

       Theo thống kê, tại Hà Nội có 15 di tích liên quan đến Phùng Hưng và hàng chục di tích thờ các danh tướng của ông. Các di tích được phân chia theo các loại: Di tích, Đền thờ tại quê hương  ông. Những di tích ghi lại chiến công của ông. Những di tích vốn lại đại bản doanh của ông. Các di tích thờ phụng Phùng Hưng nằm rải rác ở nhiều địa phương ở Hà Nội, như: Lăng Bố Cái Đại Vương tại phường Cát Linh (quận Đống Đa), đền thờ tại quê hương ông ở thôn Cam Lâm, đình Đoài Giáp (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây), đình Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì), đình Quảng Bá (phường Quảng An, quận Tây Hồ), đình Hoàng Cầu (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa)… Đặc biệt, đình Quảng Bá là nơi Phùng Hưng cho đóng quân khi tiến đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Nơi đây, hiện vẫn còn nhiều địa danh gắn với cuộc khởi nghĩa như: Gò Lá Cờ (nơi cắm cờ của các tướng chỉ huy khi tập trận), gò Bến Trùm (nơi quân lính xuống tắm sau những giờ luyện tập), gò Con Mộc (nơi quân lính tập mộc khiên), hồ Thủy Sứ (nơi neo đậu bến thuyền chiến đấu) v.v. Các di tích, di sản về Phùng Hưng đã được thành phố Hà Nội đã ưu tiên kinh phí, nguồn lực đầu tư tu bổ, tôn tạo trong những năm qua.

Nhiều lễ hội đã được gắn với các di tích như lễ hội Triều Khúc, lễ hội đình Hoàng Cầu, đình Quảng Bá…Trong các lễ hội ở các di tích thờ Phùng Hưng, lễ hội đình Triều Khúc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Màn múa trống bồng trong lễ hội Triều Khúc diễn tả lại cảnh Phùng Hưng cho nam đóng giả nữ, múa để mua vui cho quân sĩ.

Được biết đến là “vùng đất hai vua”, nơi tinh thần thượng võ của các vị Anh hùng dân tộc Ngô Quyền và Phùng Hưng được đời đời gìn giữ, phát huy, nhân dịp kỷ niệm 200 năm xây dựng Thành cổ Sơn Tây, thị xã Sơn Tây sẽ có nhiều hoạt động tưởng nhở người Anh hùng dân tộc – người con quê hương Phùng Hưng

Thanh Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *