Văn hóa cơ sở

Huyện Chương Mỹ phát triển mô hình đọc sách giai đoạn 2021 – 2025  

Phấn đấu đến năm 2025 huyện Chương Mỹ có 85% người dân sử dụng các mô hình đọc sách có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, lao động, nghiên cứu và giải trí. 100% các xã, thị trấn có thư viện tư nhân, tủ sách gia đình…

Nhằm xây dựng và phát triển mô hình đọc sách, tạo thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc sách trong các tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện; nâng cao chất lượng phục vụ, khai thác hiệu quả nguồn vốn tài liệu, phát triển tài nguyên thông tin trong hệ thống thư viện, góp phần đưa văn hóa đọc đi vào thực chất, xây dựng xã hội học tập, phát triển nguồn nhân lực Thủ đô, UBND huyện Chương Mỹ ban hành Kế hoạch phát triển mô hình đọc sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 – 2025.

Phấn đấu đến năm 2025 huyện Chương Mỹ có 85% người dân sử dụng các mô hình đọc sách có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, lao động, nghiên cứu và giải trí. 100% các xã, thị trấn có thư viện tư nhân, tủ sách gia đình. Mỗi năm tổ chức ít nhất 50 hoạt động liên quan đến sách, trưng bày triển lãm sách, hội sách, giao lưu tác giả, tác phẩm, nói chuyện chuyên đề, giới thiệu sách mới; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và viết cảm nhận về sách. Mỗi năm có ít nhất 30.000 lượt truy cập và sử dụng thông tin tại chỗ và phục vụ lưu động. 100% các cơ sở giáo dục ở các bậc học, cấp học có các mô hình đọc sách với vốn tài liệu phù hợp, trong đó 100% trường ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định. 100% người làm công tác thư viện trong hệ thống thư viện công cộng và cán bộ phụ trách tại các mô hình đọc sách trên địa bàn huyên được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi năm đầu tư và củng cố, nâng cao chất lượng từ 30 – 50 mô hình tủ sách, thôn, tổ dân phố, phòng đọc cơ sở.

Phát triển mô hình đọc sách góp phần xây dựng xã hội học tập.

 Ảnh minh họa

Để phát huy hiệu quả các mô hình đọc sách, UBND huyện yêu cầu Thư viện huyện (Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao) tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin, phát triển phần mềm quản lý thư viện, số hóa tài liệu phục vụ người dân tiếp cận thông tin, tri thức nhanh chóng, thuận tiện. Mở rộng các hoạt động phục vụ bạn đọc, xây dựng thời gian mở cửa phục vụ phù hợp với đặc điểm, điều kiện công tác, sinh hoạt của Nhân dân địa phương; xây dựng kho sách luân chuyển, phấn đấu 100% thư viện cấp huyện thực hiện luân chuyển sách và phối hợp phục vụ thư viện lưu động tại các phòng đọc cơ sở, thư viện trường học, thư viện tư nhân. Phấn đấu mỗi năm giới thiệu 20 – 30 cuốn sách mới trên Website, Fanpage của thư viện và tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm sách, báo, nói chuyện chuyên đề. Xây dựng, phát triển và duy trì mạng lưới thư viện, phòng đọc cơ sở; phấn đấu mỗi năm thành lập mới 10 thư viện, phòng đọc cơ sở. Phấn đấu mỗi năm luân chuyển 2.000 bản sách, báo xuống 7 tủ sách cơ sở, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện trường học; phục vụ thư viện lưu động tại 5 điểm trường.

Thư viện cấp xã bổ sung vốn tài liệu phù hợp với trình độ và nhu cầu của Nhân dân, với đặc điểm yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương; tăng cường vốn tài liệu thông qua hoạt động luân chuyển sách từ Thư viện Hà Nội. Phấn đấu mỗi thư viện xã, thị trấn tổ chức từ 3 – 5 cuộc/năm về giới thiệu, thông báo tài liệu mới phục vụ nhu cầu, nghiên cứu, học tập, giải trí cho Nhân dân tại địa phương; tham gia tổ chức các hoạt động về sách và văn hóa đọc theo chỉ đạo của thành phố, huyện, xã. Xây dựng, phát triển và duy trì mạng lưới thư viện, tủ sách, phòng đọc cơ sở, khu dân cư trên địa bàn.

Thư viện trường học nâng cao chất lượng vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, người dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình học tập, giảng dạy của từng cấp học, chương trình học. Phấn đấu mỗi trường học tổ chức 20 – 30 cuộc/năm về các hoạt động: Trưng bày, triển lãm sách, báo, nói chuyện chuyên đề, giới thiệu sách mới bằng nhiều hình thức như trực quan, online, website, fanpage… tại thư viện; phối hợp và tham gia các sự kiện truyền thông liên quan đến phát triển văn hóa đọc của thành phố, huyện, xã, thị trấn phát động; 100% các em học sinh được tham gia vào các hoạt động về sách và văn hóa đọc tại trường học. Phối hợp hệ thống thư viện công cộng trong hoạt động luân chuyển sách, phục vụ thư viện lưu động tại các trường tiểu học, trung học cơ sở nhằm tăng cường vốn tài liệu, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của học sinh và giáo viên…

UBND huyện đề ra 3 nhóm nhiệm vụ chính: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về lĩnh vực thư viện và phát triển văn hóa đọc một cách thường xuyên, liên tục gắn với việc hoàn thành chỉ tiêu công tác chuyên môn nghiệp vụ của từng địa phương, đơn vị. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động Thư viện để xây dựng Thư viện huyện trở thành thư viện hiện đại, tiêu biểu của huyện, trung tâm liên kết và chia sẻ thông tin với các xã, thị trấn; đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thư viện lưu động (xe ô tô chuyên dụng, vốn tài liệu); đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn tài liệu cho hệ thống thư viện công cộng, thư viện cộng đồng, thư viện nhà trường…đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý cho người làm công tác thư viện tại mạng lưới thư viện cấp xã, cấp cơ sở, trường học.

Ngọc Trâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *