Lễ hội

Sở VHTT Hà Nội tổ chức đợt kiểm tra việc tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn Thành phố

Đoàn đã đến kiểm tra ở huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn,  Phú Xuyên, Ba Vì, Mỹ Đức… Tại các điểm di tích nơi diễn ra lễ hội, với sự có mặt của đại diện các Phòng VHTT, Ban Quản lý di tích ở các huyện, đoàn đã kiểm tra và xác nhận: Năm 2022 các huyện được đoàn kiểm tra đã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 20/1/2022 của UBND thành phố Hà Nội…

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngay từ những ngày đầu làm việc trở lại, đoàn kiểm tra liên ngành của Sở VHTT Hà Nội đã tổ chức đợt kiểm tra việc tổ chức  và quản lý các lễ hội trên địa bàn Thành phố.

Di tích Quốc gia đặc biệt Hương Sơn- nơi diễn ra lễ hội dài nhất Việt Nam (Ảnh chụp trước khi có dịch Covid-19).

Đoàn đã đến kiểm tra tại huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn,  Phú Xuyên, Ba Vì, Mỹ Đức… Tại các điểm di tích nơi diễn ra lễ hội, với sự có mặt của đại diện các Phòng VHTT, Ban Quản lý di tích ở các huyện, đoàn đã kiểm tra và xác nhận: Năm 2022 các huyện được kiểm tra đã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 20/1/2022 của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và an toàn cho người dân, du khách của UBND thành phố Hà Nội. Các địa phương chỉ tổ chức dâng hương theo nghi thức truyền thống, trang trọng nhưng an toàn, tiết kiệm. Công tác vệ sinh môi trường tại các di tích được đảm bảo, an ninh trật tự được giữ gìn, không có hiện tượng bán hàng rong, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, mê tín dị đoan và các biến tướng khác. Tiêu biểu như các di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Hương, Cổ Loa; đền Gióng, đền Thượng, đền Hạ. Cán bộ và Nhân dân nơi có di tích và lễ hội đã nghiêm túc thực hiện Quy chế quản lý và tổ chức Lễ hội, Luật Di sản. Đặc biệt, tất cả các điểm di tích nơi có lễ hội đều treo bảng ghi nội dung 2 bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng ở nơi dễ thấy và đóng cửa không đón khách tham quan. Tất cả các di tích đều thực hiện nghiêm thông điệp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Cụm di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa trong ngày hội (Ảnh chụp trước khi có dịch Covid-19).

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh (Ảnh chụp trước khi có dịch Covid-19).

 Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô nói chung và huyện Mỹ Đức nói riêng cơ bản được khống chế. Nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa phát triển kinh tế – xã hội, ngày 8/2/2022, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 346/UBND-KGVX về việc tổ chức phục vụ đón khách về tham quan di tích Quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn. Theo đó, di tích chính thức mở cửa đón khách từ ngày 16/2 (tức 16 tháng Giêng năm Nhâm Dần), nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của Nhân dân. Lễ hội được mở cửa nhưng vẫn phải thực hiện các biện pháp bảo đảm đón khách tham quan theo quy trình an toàn dịch bệnh trong tình hình mới.

Đoàn kiểm tra của Sở VHTT Hà Nội sẽ tiếp tục kiểm tra việc tổ chức và quản lý lễ hội ở các quận, huyện còn lại.

Thanh Quy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *