Di sảnHÀ NỘI TRIỂN KHAI KIỂM KÊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ24/05/2014

​Kiểm kê là một trong những biện pháp bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể. Khác với kiểm kê hiện vật tài liệu trong bảo tàng và kiểm kê các di sản vật thể là các công trình kiến trúc, di chỉ khảo cổ, danh lam thắng cảnh, kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể đòi hỏi phải nhận diện "sự sống của di sản" tức là phải tìm ra người nắm giữ tri thức, kỹ năng thực hành di sản

Di sảnVăn bản số 31/BVHTTDL ngày 07/1: Thống nhất quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn09/01/2014

Bộ VHTTDL đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, thống nhất việc giao quản lý toàn bộ Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn​ về một đầu mối là Sở VHTTDL Hà Nội

Di sảnKhu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội25/12/2013

​Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có diện tích 20ha, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, rồng đá điện Kính Thiên, nhà con rồng, nhà D67 và cột cờ Hà Nội.

Di sảnDi tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa25/12/2013

Di tích Cổ Loa thuộc địa phận huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Tại địa điểm này đã có dấu tích của văn hóa Sơn Vi, thuộc hậu kỳ đồ đá cũ, cách đây khoảng 20.000 năm đến 11.000 năm. Khoảng 4.000 năm trước, những cư dân thuộc văn hóa Phùng Nguyên cũng đã định cư trên mảnh đất này. Vào khoảng năm 208 trước Công nguyên, sau khi thống nhất hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn vùng đất này để lập kinh đô, xây thành Cổ Loa (thành Ốc, Tư Long thành, Loa thành)… Hiện nay, di tích có phạm vi quy hoạch bảo tồn là 830 ha.​

Di sảnDi tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch25/12/2013

​Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thuộc địa phận phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người (từ ngày 19 tháng 12 năm 1954 đến ngày 02 tháng 9 năm 1969), đồng thời là trụ sở làm việc của Trung ương Đảng và Nhà nước Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945).

Di sảnBia Đề danh tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)25/12/2013

Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long. Trước đây, khu vực này thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc, thuộc làng Thịnh Hào, tổng Yên Hạ, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Hiện nay, di tích thuộc địa bàn 2 quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đây là một trong những di tích có giá trị đặc biệt, phản ánh hết sức sinh động truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền tài của dân tộc ta trong lịch sử ngàn năm văn hiến, trong đó, các bia tiến sĩ hiện còn tại di tích là một di sản văn hóa nổi tiếng và là niềm tự hào của dân tộc. ​

Di sảnCa trù25/12/2013

​Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt.

Di sảnDi sản biệt thự ở Hà Nội24/12/2013

​Dù biệt thự ở Hà Nội có yếu tố kiến trúc ngoại sinh nhưng cũng khá nhiều biệt thự pha trộn với kiến trúc bản địa đã tạo ra những nét rất độc đáo. Do nhiều nguyên nhân, một số biệt thự đã bị phá xây nhà cao tầng, một số khác bị biến dạng nhưng số còn lại hoàn toàn xứng đáng là di sản kiến trúc của Hà Nội.​