Văn hóa cơ sở

Huyện Thanh Trì ra mắt mô hình “Khu di tích văn chỉ làng khoa bảng, đình Nguyệt Áng kiểu mẫu”

Văn chỉ làng là do trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh lập năm 1667, trước khi ông đi sứ Trung Quốc. Tại đây còn 2 tấm bia đá quý ghi tên những người đỗ đạt trong làng, là niềm tự hào của Nguyệt Áng.

 Thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN)  huyện Thanh Trì tích cực tổ chức triển khai, tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ trong huyện thực hiện cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” gắn với thực hiện bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội. Các hoạt động sôi nổi, thành nền nếp, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên tham gia.  Năm 2023, Hội LHPN huyện đã phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin, Phòng Kinh tế huyện tổ chức ra mắt 3 mô hình “Danh lam thắng cảnh, Di tích lịch sử kiểu mẫu”. Việc triển khai mô hình này giúp các di tích, danh lam trở nên xanh, sạch, đẹp hơn; đồng thời hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong văn hóa ứng xử khi tham quan di tích.  Sau một thời gian triển khai, Hội LHPN huyện đã tổ chức rút kinh nghiệm và tiếp tục chỉ đạo Hội cơ sở tổ chức tuyên truyền, ra mắt 7 mô hình tại các xã Ngũ Hiệp, Duyên Hà, Yên Mỹ, Tân Triều, Thị trấn Văn Điển.

Ra mắt mô hình “Khu di tích Văn chỉ Làng khoa bảng, đình Nguyệt Áng kiểu mẫu”

Ảnh: Thanh Hồng

Năm 2024, Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động CBHVPN thực hiện các thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng, triển khai xây dựng mô hình “Khu Di tích lịch sử kiểu mẫu”, “Thôn/Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”, “Chợ văn minh an toàn hiệu quả”.

Vừa qua, Hội LHPN huyện đã tổ chức ra mắt mô hình “Khu di tích Văn chỉ Làng khoa bảng, đình Nguyệt Áng kiểu mẫu”; Học tập, giáo dục truyền thống tại Khu di tích thôn Nguyệt Áng và Khu trưng bày Nón lá truyền thống thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng.

Văn chỉ làng Nguyệt Áng

Nguyệt Áng nổi danh là làng khoa bảng với 11 người đỗ đại khoa, gồm 1 trạng nguyên, 1 thám hoa, 9 tiến sĩ. Làng còn có 29 người đỗ trung khoa như hương cống, cử nhân.

Phía bên trái đình Nguyệt là văn chỉ của làng. Văn chỉ làng là do trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh lập năm 1667, trước khi ông đi sứ Trung Quốc. Tại đây còn 2 tấm bia đá quý ghi tên những người đỗ đạt trong làng, là niềm tự hào của Nguyệt Áng.

Phát huy truyền thống quê hương, người dân thôn Nguyệt Áng nói riêng và Nhân dân xã Đại Áng nói chung luôn chú trọng đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng Thủ đô, đất nước và huyện Thanh Trì ngày càng hiện đại, văn minh. Đại Áng cũng là xã đầu tiên của huyện Thanh Trì hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, là một trong 2 xã của huyện đạt nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện.

Tiếp nối truyền thống đó, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện và mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ xã Đại Áng sẽ tiếp tục tích cực tham gia thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, của Thành phố, của Huyện và của Hội cấp trên; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyềnvận động cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân trên địa bàn thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện quy ước, hương ước của địa phương, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội truyền thống. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia,  xây dựng Khu di tích Văn chỉ Làng khoa bảng thôn Nguyệt Áng, Đình Nguyệt Áng trở thành khu di tích lịch sử kiểu mẫu của huyện Thanh Trì, Thủ đô Hà Nội.

Thanh Bình

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *