Tin ngành

Triển khai “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2016”

 “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2016” với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số” sẽ diễn ra từ ngày 2/10 đến 9/10/2016 nhằm khuyến khích người dân chủ động học thường xuyên, liên tục và suốt đời, hướng tới xây dựng một xã hội học tập. Theo […]

 “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2016” với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số” sẽ diễn ra từ ngày 2/10 đến 9/10/2016 nhằm khuyến khích người dân chủ động học thường xuyên, liên tục và suốt đời, hướng tới xây dựng một xã hội học tập.

Theo đó, các tổ chức, ban ngành, đoàn thể thành phố phối hợp với ngành Giáo dục tổ chức các hoạt động: Xây dựng và phát triển thư viện theo hướng chuẩn hóa, thân thiện, hiện đại. Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng cho thư viện, xây dựng môi trường đọc, không gian đọc thân thiện, an toàn bằng nguồn ngân sách và nguồn xã hội hóa nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho giáo dục và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.

1

Hà Nội tích cực xây dựng thư viện theo hướng chuẩn hoá, thân thiện, hiện đại

Tăng cường giáo dục kỹ năng đọc, phương pháp đọc, phương pháp tìm kiếm thu thập và xử lý thông tin thông qua hoạt động tích hợp trong các môn học chính khóa, trong các hoạt động thư viện, hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp xây dựng kế hoạch và mục tiêu đọc của cá nhân, phổ biến kinh nghiệm đọc cho người dân tại trung tâm học tập cộng đồng; hình thành thói quen đọc và khuyến khích đọc và làm theo sách, nuôi dưỡng tình yêu sách, có thái độ trân trọng với sách và các nguồn tài liệu cho học sinh và người dân.

Tích cực đổi mới các hình thức hoạt động của thư viện nhà trường bằng các giải pháp như: Tư vấn, tập huấn, hướng dẫn phương pháp và kỹ năng tìm kiếm khai thác và sử dụng thông tin, nguồn tài nguyên của thư viện hữu ích, an toàn. Tổ chức tốt các tiết đọc sách cho học sinh, tăng cường lượt đến thư viện, lượt đọc, tăng vòng luân chuyển sách trong thư viện. Tăng cường tuyên truyền giới thiệu sách bằng nhiều hình thức: Ngày hội đọc sách, thi giới thiệu sách, kể chuyện sách, tọa đàm, triển lãm, sắp xếp sách nghệ thuật, vẽ tranh theo sách, tham gia cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”…

2

Tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với nguồn tài liệu điện tử

Tổ chức tốt tiết thư viện giúp học sinh tiếp cận dễ dàng thường xuyên với sách và nguồn tài liệu điện tử bằng nhiều hình thức phục vụ phong phú, phù hợp vơi điều kiện của các nhà trường như: Thư viện lưu động, túi sách, giỏ sách lưu động, thư viện lớp, thư viện xanh, xây dựng thư viện thân thiện với các góc hoạt động hiệu quả, cho học sinh đọc tại chỗ và mượn về nhà; tham gia các câu lạc bộ cộng đồng đọc sách trực tiếp và Online để tọa đàm, trao đổi, chia sẻ về những cuốn sách, tài liệu hay, bổ ích…

Đức Hiếu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *